Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011

Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp ?

Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp ?

Quản trị nhân sự là một lĩnh vực phức tạp và khó khăn. Nó bao gồm nhiều vấn đề như tâm sinh lý, xã hội, đạo đức… Nó là sự trộn lẫn giữa khoa học và nghệ thuật - nghệ thuật quản trị con người.

Công việc quản trị không hề dễ dàng khiến cho vai trò của nhà quản trị trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Một nhà quản trị giỏi cần biết phân tích và nắm vững các yếu tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến công tác quản trị nhân sự.
Muốn lãnh đạo nhân viên thành công, muốn nhân viên an tâm nhiệt tình công tác, nhà quản trị phải có những bí quyết riêng. Nghệ thuật quản lý nhân sự dựa trên ba bí quyết đơn giản nhưng rất hiệu quả nhằm tăng năng suất làm việc của nhân viên, tăng lợi nhuận và sự thỏa mãn của khách hàng. Nhân viên làm việc năng suất hơn nếu như họ biết bạn muốn họ làm cái gì, họ được khen ngợi khi làm đúng và bị khiển trách rõ ràng nếu làm việc không tốt, nhưng nhân cách của họ cũng phải được tôn trọng. Những nhà quản trị nhân sự áp dụng những bí quyết này ít bị căng thẳng và dễ đạt được thành công.
Môi trường bên ngoài

 Khung cảnh kinh tế: Tình hình kinh tế và thời cơ kinh doanh ảnh hưởng lớn đến quản lý nhân sự. Khi có biến động về kinh tế thì doanh nghiệp phải biết điều chỉnh các hoạt động để có thể thích nghi và phát triển tốt. Cần duy trì lực lượng lao động có kỹ năng cao để khi có cơ hội mới sẽ sẵn sàng tiếp tục mở rộng kinh doanh. Hoặc nếu chuyển hướng kinh doanh sang mặt hàng mới, cần đào tạo lại công nhân. Doanh nghiệp một mặt phải duy trì các lao động có tay nghề, mặt khác phải giảm chi phí lao động doanh nghiệp phải quyết định giảm giờ làm việc, cho nhân viên tạm nghỉ việc hoặc giảm phúc lợi.

 Dân số, lực lượng lao động: Tình hình phát triển dân số với lực lượng lao động tăng đòi hỏi phải tạo thêm nhiều việc làm mới; ngược lại sẽ làm lão hóa đội ngũ lao động trong công ty và khan hiếm nguồn nhân lực.

 Luật pháp cũng ảnh hưởng đến quản lý nhân sự, ràng buộc các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng, đãi ngộ người lao động: đòi hỏi giải quyết tốt mối quan hệ về lao động.

 Văn hoá - xã hội: Đặc thù văn hóa - xã hội của mỗi nước, mỗi vùng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý nhân sự với nấc thang giá trị khác nhau, về giới tính, đẳng cấp...

 Khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển đặt ra nhiều thách thức về quản lý nhân sự; đòi hỏi tăng cường việc đào tạo, đào tạo lại nghề nghiệp, sắp xếp lại lực lượng lao động và thu hút nguồn nhân lực mới có kỹ năng cao.

 Các cơ quan chính quyền cùng các đoàn thể có ảnh hưởng đến quản lý nhân sự về những vấn đề liên quan đến chính sách, chế độ lao động và xã hội (quan hệ về lao động, giải quyết các khiếu nại và tranh chấp về lao động).

 Khách hàng mua sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, quản lý nhân viên sao cho vừa lòng khách hàng là ưu tiên nhất. Không có khách hàng tức là không có việc làm, doanh thu quyết định tiền lương và phúc lợi. Phải bố trí nhân viên đúng để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

 Đối thủ cạnh tranh: cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhân sự. Đó là sự cạnh tranh về tài nguyên nhân lực, doanh nghiệp phải biết thu hút, duy trì và phát triển lực lượng lao động, không để mất nhân tài vào tay đối thủ.

Môi trường bên trong

 Mục tiêu của doanh nghiệp ảnh hưởng đến các hoạt động quản lý bao gồm quản lý nhân sự. Đây là một yếu tố thuộc môi trường bên trong của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới các bộ phận chuyên môn khác nhau và cụ thể là bộ phận quản trị nhân sự..

 Chiến lược phát triển kinh doanh định hướng cho chiến lược phát triển nhân sự, tạo ra đội ngũ quản lý, chuyên gia, công nhân lành nghề và phát huy tài năng của họ.

 Bầu không khí- văn hoá của doanh nghiệp: Là một hệ thống các giá trị, niềm tin, các chuẩn mực được chia sẻ, nó thống nhất các thành viên trong một tổ chức. Các tổ chức thành công là các tổ chức nuôi dưỡng, khuyến khích sự thích ứng năng động, sáng tạo.

 Công đoàn cũng là nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định quản lý, kể cả quyết định về nhân sự (như: quản lý, giám sát và cùng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động).

Nhân tố con người

Nhân tố con người ở đây chính là nhân viên làm việc trong doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp mỗi người lao động là một thế giới riêng biệt, họ khác nhau về năng lực quản trị, về nguyện vọng, về sở thích…vì vậy họ có những nhu cầu ham muốn khác nhau. Quản trị nhân sự phải nghiên cứu kỹ vấn đề này để để ra các biện pháp quản trịphù hợp nhất.

Cùng với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật thì trình độ của người lao động cũng được nâng cao, khả năng nhận thức cũng tốt hơn. Điều này ảnh hưởng tới cách nhìn nhận của họ với công việc, nó cũng làm thay đổi những đòi hỏi, thoả mãn, hài lòng với công việc và phần thưởng của họ.

Trải qua các thời kỳ khác nhau thì nhu cầu, thị hiếu, sở thích của mỗi cá nhân cũng khác đi, điều này tác động rất lớn đến quản trị nhân sự. Nhiệm vụ của công tác nhân sự là phải nắm được những thay đổi này để sao cho người lao động cảm thấy thoả mãn, hài lòng, gắn bó với doanh nghiệp bởi vì thành công của doanh nghiệp trên thương trường phụ thuộc rất lớn vào con người xét về nhiều khía cạnh khác nhau.

Tiền lương là thu nhập chính của người lao động, nó tác động trực tiếp đến người lao động. Mục đích của người lao động là bán sức lao động của mình để được trả công. Vì vậy vấn đề tiền lương thu hút được sự chú ý của tất cả mọi người, nó là công cụ để thu hút lao động. Muốn cho công tác quản trị nhân sự được thực hiện một cách có hiệu quả thì các vấn đề về tiền lương phải được quan tâm một cách thích đáng.

Nhân tố nhà quản trị

Nhà quản trị có nhiệm vụ đề ra các chính sách đường lối, phương hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp. điều này đòi hỏi các nhà quản trị ngoài trình độ chuyên môn phải có tầm nhìn xa, trông rộng để có thể đưa ra các định hướng phù hợp cho doanh nghiệp.

Thực tiễn trong cuộc sống luôn thay đổi, nhà quản trị phải thường xuyên quan tâm đến việc tạo bầu không khí thân mật, cởi mở trong doanh nghiệp, phải làm cho nhân viên tự hào về doanh nghiệp, có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình. Ngoài ra nhà quản trị phải biết khéo léo kết hợp hai mặt của doanh nghiệp, một mặt nó là một tổ chức tạo ra lợi nhuận mặt khác nó là một cộng đồng đảm bảo đời sống cho các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, tạo ra các cơ hội cần thiết để mỗi người nếu tích cực làm việc thì đều có cơ hội tiến thân và thành công.

Nhà quản trị phải thu thập xử lý thông tin một cách khách quan tránh tình trạng bất công vô lý gây nên sự hoang mang và thù ghét trong nội bộ doanh nghiệp. Nhà quản trị đóng vai trò là phương tiện thoả mãn nhu cầu và mong muốn của nhân viên. Để làm được điều này phải nghiên cứu nắm vững quản trị nhân sự vì quản trị nhân sự giúp nhà quản trị học được cách tiếp cận nhân viên, biết lắng nghe ý kiến của họ, tìm ra được tiếng nói chung với họ.

Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp có đem lại kết quả như mong muốn hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của nhà quản trị với lợi ích chính đáng của người lao động.

Thương hiệu có vai trò gì? Đối với những ai? Các nhà quản trị phải làm thế nào để đảm bảo về nhu cầu nhân lực cho doanh nghiệp ?

Thương hiệu có vai trò gì? Đối với những ai?
Vai trò : Thương hiệu là danh tiếng của sản phẩm và của doanh nghiệp do đó thương hiệu có vai trò to lớn đối với doanh nghiệp, đối với quốc gia cũng như đối với khách hàng sử dụng nó.
Thương hiệu là tài sản riêng của doanh nghiệp : Thương hiệu mạnh sẽ làm tăng giá trị cho sản phẩm hàng hóa, giúp hàng hóa của doanh nghiệp thâm nhập nhanh vào thị trường, tăng năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp... Nó còn là yếu tố cơ bản quyết định đến giá thị trường của doanh nghiệp. Nếu có thương hiệu mạnh giá thị trường của doanh nghiệp có thể tăng gấp nhiều lần giá trị thực của nó.
Lợi ích của thương hiệu
Thương hiệu mạnh không những chỉ mang lại nhiều ích lợi cho doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích cho khách hàng bằng cách sử dụng những sản phẩm có thương hiệu mạnh.
Đối với khách hàng : Thương hiệu mạnh giúp khách hàng đơn giản việc quyết định mua hàng. Khá đông khách hàng chỉ chọn lựa sản phẩm của những doanh nghiệp có “uy tín” – có thương hiệu. Thương hiệu là cẩm nang giúp khách hàng biết được sản phẩm có phù hợp với nhu cầu, mong muốn thị hiếu chung và của mình hay không.
Thương hiệu ( hàng hiệu) còn giúp khách hàng tự khẳng định hình ảnh của mình, muốn biểu biểu đạt thu nhập, địa vị, cách sống hay muốn người khác nhìn mình với con mắt ngưỡng mộ.
Đối với doanh nghiệp: Thương hiệu tạo ra tài sản vô giá cho doanh nghiệp, làm tăng giá trị thị trường cho doanh nghiệp và là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu trên thương trường. Xây dựng được thương hiệu mạnh sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng số lượng khách hàng trung thành, thuận lợi trong xúc tiến, quảng bá thương hiệu, gia tăng thị phần nhanh chóng, đạt mức giá cao, tạo vị thế cạnh tranh cao, bền vững, tạo dựng, duy trì lòng trung thành của khách hàng và phòng vệ vững chắc.


Các nhà quản trị phải làm thế nào để đảm bảo về nhu cầu nhân lực cho doanh nghiệp ?

Bạn không thể kinh doanh nếu không có nguồn tài chính, nhưng nguồn nhân lực lại là vấn đề quan trọng hơn. Khái niệm nguồn nhân lực được nêu ở đây là toàn bộ vốn kiến thức, kỹ năng và sức người cần đầu tư vào kinh doanh để đạt được thành công.

Xem xét một cách có hệ thống các nhu cầu về nguồn nhân lực để vạch ra kế hoạch làm thế nào để đảm bảo mục tiêu "đúng người, đúng việc, đủ người, đúng lúc ".

Vấn đề thiếu hụt nhân sự đang trở nên “sốt” trong mọi DN hiện nay khi nhiều nhân sự quyết định thay đổi công việc, tìm chỗ làm mới sau 1 thời gian
Yếu tố gắn kết mối quan hệ bền chặt giữa DN và nhân sự: đó là cách thể hiện sự chân thành, sự quan tâm chu đáo của DN dành cho nhân viên. Bao gồm những chính sách như phúc lợi, lương bổng, các khoản thưởng…
Tiếp đó, nhà quản trị phải có tầm nhìn rộng để hoạch định nhu cầu nhân sự cho doanh nghiệp.

Hoạch định nguồn nhân lực được tiến thành theo qui trình 5 bước như sau:

1 Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực;

2 Phân tích thực trạng nguồn nhân lực;

3 Đưa ra quyết định tăng hoặc giảm nguồn nhân lực;

4 Lập kế hoạch thực hiện;

5 Đánh giá việc thực hiện kế hoạch.


Bước 1: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực

Để dự báo nhu cầu nhân lực một cách chính xác, bạn cần phải nắm

rõ trong tương lai, doanh nghiệp của bạn:

. mong muốn đạt được mục tiêu gì?

. cần phải thực hiện những hoạt động gì?

. sản xuất những sản phẩm hoặc dịch vụ nào?

. sản xuất ở qui mô như thế nào?

Dựa trên những thông tin này, bạn xác định nhu cầu nhân lực của

doanh nghiệp, bao gồm:

. số lượng: bao nhiêu nhân viên cho từng vị trí công việc?

. chất lượng: những phẩm chất và kỹ năng cần thiết là gì?

. thời gian: khi nào thì cần?

Bước 2: Phân tích thực trạng nguồn nhân lực

Bước này nhằm mục đích xác định những ưu và nhược điểm nguồn

nhân lực hiện có tại doanh nghiệp.

Khi phân tích, bạn cần căn cứ vào các yếu tố sau

Những yếu tố phân tích về mặt hệ thống:

Số lượng, cơ cấu, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực làm

việc thái độ làm việc và các phẩm chất cá nhân.

Cơ cấu tổ chức: loại hình hoạt động, trách nhiệm, quyền hạn

và mối quan hệ công việc trong cơ cấu.

Các chính sách quản lý nguồn nhân lực (tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật v.v .)

Những yếu tố phân tích về mặt quá trình:

Mức độ hấp dẫn của công việc đối với nhân viên.

Sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc.

Môi trường văn hóa của doanh nghiệp.

Phong cách quản lý.

Tính rõ ràng và cụ thể của các mục tiêu mà doanh nghiệp đã vạch ra.

Những rào cản hoặc các tồn tại của doanh nghiệp.

Việc cải tiến các hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

Bước 3: Đưa ra quyết định tăng hoặc giảm nguồn nhân lực

Trong bước này, bạn so sánh nhu cầu nhân lực với thực trạng nguồn nhân lực của doanh nghiệp để xác định liệu nhân lực đang dư thừa hay thiếu hụt so với nhu cầu của doanh nghiệp. Sau đó, bạn cần lựa chọn các giải pháp để khắc phục sự dư thừa hoặc thiếu hụt nhân lực.

Bước 4: Lập kế hoạch thực hiện

Kế hoạch thực hiện thường bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

kế hoạch tuyển dụng nhân viên;

. kế hoạch bố ta lại cơ cấu tổ chức;

. kế hoạch đề bạt và thuyên chuyển nhân viên;

. kế hoạch tinh giảm lao động dôi dư.

Bước 5: Đánh giá việc thực hiện kế hoạch

Khi đánh giá, bạn cần phải:

. xác định những sai lệch giữa mục tiêu đã vạch ra với quá trình thực hiện kế hoạch;

. phân tích nguyên nhân dẫn đến các sai lệch đó;

. đề ra các giải pháp điều chỉnh sai lệch và các biện pháp hoàn thiện.

Sau khỉ đã hoạch định nguồn nhân lực cần thiết trong tương lai, doanh nghiệp cần phải tìm kiếm nguồn nhân lực này để đảm bảo nguồn nhân lực sẵn có khi cần.

1. Trình bày quá trình phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu?

1. Trình bày quá trình phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu?
Không một doanh nghiệp nào có thể thỏa mãn nhu cầu của tất cả các khách hàng trên toàn bộ thị trường rộng lớn, bởi vì nhu cầu của khách hàng rất đa dạng, phong phú, sở thích, thị hiếu, thói quen tiêu dùng rất khác nhau. Mặt khác, khả năng, các nguồn lực của doanh nghiệp là hữu hạn mà thị trường lại có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Lựa chọn đúng thị trường mục tiêu phù hợp với thế mạnh của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường. Muốn lựa chọn đúng thị trường mục tiêu doanh nghiệp cần tiến hành phân khúc thị trường.
Phân khúc (phân đoạn) thị trường là phân chia thị trường cụ thể nào đó thành nhóm khách hàng riêng biệt và có ý nghĩa.
Mỗi khúc thị trường bao gồm những khách hàng có các đặc điểm về nhu cầu, hành vi mua hàng tương đối tương đồng với nhau.
Việc lựa chọn các đoạn thị trường mục tiêu cần tính đến các yếu tố sau :
• Khả năng tài chính của doanh nghiệp:
Nếu khả năng tài chính có hạn thì hợp lý nhất là tập trung vào một đoạn thị trường nào đó ( chiến lược marketing tập trung).
• Đặc điểm về sản phẩm
• Chu kỳ sống sản phẩm
• Mức độ đồng nhất của thị trường
• Những chiến lược marketing của đối thủ cạnh tranh.
Tiến trình phân khúc thị trường được tiến hành trải qua các bước sau đây :
•Bước 1 : Chọn thị trường để phân khúc
•Bước 2: Xác định tiêu chí phân khúc
•Bước 3: Tiến hành phân khúc thị trường theo các tiêu thức đã chọn.
•Bước 4: Đo lường dự báo từng phân khúc.
•Bước 5: So sánh, đánh giá từng khúc thị trường
•Bước 6: Chọn thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp

Có 3 phương án lựa chọn thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp :
Phương án 1 :tập trung vào một khúc thị trường.
Phương án 2 :Lựa chọn một số khúc thị trường có sức hấp dẫn và phù hợp với năng lực của doanh nghiệp.
Phương án 3: Phục vụ toàn thị trường chưa phân khúc


2. Vì sao doanh nghiệp cần lựa chọn nhiều mục tiêu?
• Phân khúc thị trường ; đo lường dự báo thị trường đã làm lộ rõ những khúc thị trường có lợi nhất. Nhà quản trị phải quyết định lựa chọn cho doanh nghiệp một hay một số khúc thị trường để làm thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.
• Doanh nghiệp lựa chọn khúc thị trường kinh doanh có hiệu quả nhất, tập trung khai thác thị trường hấp dẫn đó.
• Lựa chọn một số khúc thị trường có sức hấp dẫn và phù hợp với năng lực của doanh nghiệp. Có thể thực hiện chuyên môn hóa thị trường hoặc chuyên môn hóa sản phẩm cho các phân khúc đã được chọn lựa.
• Nếu toàn bộ thị trường có dung lượng lớn, hấp dẫn, nhưng khi chia nhỏ thành các phân khúc sẽ kém hấp dẫn, thì doanh nghiệp nên chọn toàn bộ thị trường chưa phân khúc làm thị trường mục tiêu.

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

Các cl cạnh tranh

Các cl cạnh tranh
Là ~ cl tìm ra con đường đi riêng độc đáo, khác biệt với đối thủ cạnh tranh từ đó làm tăng năng lực cạnh tranh cho DN. DN có thể theo đuổi chiến lược khác biệt hóa sp dvu, cạnh tranh về giá và cl tập trung để tăng năng lực cạnh tranh.
Tạo cho sp, dvu của DN có sự khác biệt so với sp, dvu của đối thủ cạnh tranh.

Chiến lược khác biệt hóa sp, dvu
Tạo cho sp, dvu của DN có sự khác biệt so với sp, dvu của đối thủ cạnh tranh.
Các hình thức: Tạo khác biệt (điểm nhấn) về cluong, mẫu mã, tính năng, bao bì, dvu bán hàng, cách thức, thời gian bảo hành, thời gian giao hàng, hình thức bán hàng... so với đối thủ cạnh tranh

Tạo điểm nhấn cho sp: Tính chất, công dụng, tiện ích, tính đồng đề về chất lượng, độ bền, độ tin cậy (xác suất hư hỏng of sp), khả năng sửa chữa, kiểu dáng (độc đáo, đẹp, thanh nhã, sang trọng...)

Tạo điểm nhấn về dvu: Giao hàng nhanh chóng, thuận tiện "mọi lúc mọi nơi"; lắp đặt nhanh chóng, kịp thời theo yêu cầu of KH, huấn luyện nhân viên tận tình, chu đáo, miễn phí; dvu tư vấn giúp khách hàng qdinh sáng suốt để ko bao giờ họ phải hối tiếc; sửa chữa, bảo hành; các dvu khác.

Tạo điểm nhấn về nhân sự: Nhân viên tận tình, chu đóa, tính chuyên nghiệp cao, tạo sự yên tâm ngay từ đầu, nhân viên xinh đẹp, lịch sự, giao tiếp tốt, tạo thiện cảm cho KH, trang phục đẹp mắt, phù hợp, tạo niềm tin, tạo ấn tượng ...

Tạo điểm nhấn về hình ảnh: Đặc điểm nhận dạng (Kh nhạnh biết dc DN qua ~ hình ảnh, màu sắc đặc thù riêng); biểu tượng (có ấn tượng, dễ nhận biết); các phương tiện quảng cáo thích hợp, chính thống, tổ chức các sự kiện tốt tạo ấn tượng trong KH và trong công chúng.
Tiêu chí đánh giá giá trị điểm nhấn: Quan trọng, đặc biệt, tốt hơn, dễ truyền đạt, đi trc, vừa túi tiền, có lợi nhuận
Mdich của cl: Tạo lợi thế cạnh tranh = cách tạo sự khác biệt để mang lại lợi ích lớn hơn cho KH, định vị, xdung hình ảnh of DN trong tâm trí KH.
Các nguyên tắc :
- DN phải có đủ năng lực để tìm cho mình 1 hướng đi đúng, con đường độc đáo sáng tạo;
- DN có năng lực tạo cho sp , dvu của mình sự khác biệt với sp của đối thủ cạnh tranh
- Tạo sự khác biệt có thể mang lại lợi ích cho KH lớn CP mà họ phải bỏ thêm
- Nhà qtri có bản lĩnh, quyết đoán, mạo hiểm và có đủ tiềm lực về kte.

Cl cạnh tranh về giá
Tìm cách giảm giá thành, giảm CP lắp đặt, bảo dưỡng, giảm Cp trong khi sử dụng, giảm giá bán ... để sp có lợi thế cạnh tranh về mặt giá cả.
MDich của cl: Tạo lợi thế cạnh tranh về giá
Các ngtac:
- Có năng lực để cải tiến kỹ thuật, giảm tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, CP nhân công... để hạ giá thành sp
- Cải tiến kỹ thuật để giảm CP lắp đặt bảo dưỡng, CP vận hành.
- giảm tiêu hao trong lưu thông sp, giảm CP ẩn.

Cl tập trung
Tập trung nguồn lực vào lĩnh vực hay một khu vực mà DN có lợi thế, có thế mạnh riêng.
Mdich của CL: Phòng thủ trước đối thủ cạnh tranh, tạo thế mạnh riêng để có thể cạnh tranh thắng lợi.
Các ngtac:
- Đối thủ cạnh tranh mạnh, DN cần tập trung để phòng thủ or tạo sức mạnh mới để tấn công.
- nguồn lực của DN hạn chế cần phải tập trung để tăng hiệu quả.

Các cl bán hàng

Cl xây dựng mạng lưới phân phối
Mạng lưới phân phối có vai trò cực kỳ quan trọng, trong KD, đặc biệt trong KD thương mại. Có hệ thống phân phối "mọi nơi mọi lúc" là điều, nhiều DN luôn mong ước. Hệ thống phân phối có thể là thuộc sở hữu of DN or dưới hình thức tổng đại lly1, đại lý, nhượng quyền phân phối. Xu hướng trong cl phát triển hệ thống phân phối là hình thành chuỗi cửa hàng lan rộng từ TP lớn đến các Tp, trung tâm kinh tế của các tỉnh, nơi có mật độ dân cư cao, thu nhập cao. Các Dn sxuat, cũng đang tự xây dựng cho mình hệ thống phân phối, dưới hình thức sở hữu, or đồng sở hữu, để tiến hành phân phối sp đến các địa phương trong nc, khu vực và 1 số các nc trên TG

Cl đẩy
Đẩy nhanh sản phẩm of DN xuyên qua hệ thống phân phối (tăng nhanh lượng hàng hóa, nằm trong hệ thống)
Hình thức: Tăng cường khuyến khích các thành viên trong mạng lưới phân phối mua hàng với số lượng lớn.
Mdich của cl: Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sp từ việc tạo ra lực "Đẩy" hàng hóa vào hệ thống phân phối; tăng DT từ bán buôn; giảm lượng hàng tồn kho tại DN; thu hồi vốn từ các sp đã sx.
Các ngtac:
- Cần đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa để tăng DT.
- Thành viên trong mạng lưới phân phối chấp nhận dự trữ hàng hóa
- Cần thu hồi vốn
- Lượng hàng tồn kho lớn, nhất là ~ sp vào thời điểm chính vụ.

Cl kéo

Tăng cường các hoạt động quảng cáo, kích thích nhu cầu để ng` tiêu dùng tìm đến nhà bản lẻ, mua sản phẩm, nhà bán lẻ tìm đến nhà bán buôn, nhà bán buôn đến DN
Mdich của CL: Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sp từ lực "kéo" nơi KH
Các ngtac:
- Cần đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa để đạt DT
- Thông qua quảng cáo có thể kích cầu ng` mua, để ng` mua tìm đến nhà bán lẻ mua hàng.
- Lượng hàng tồn kho tại DN lớn, nhất là ~ sp thời vụ

Các cl đa dạng hóa hdong

Chiến lược đa dạng hoạt động đồng tâm
KD thêm các sp hay các dvu mới có liên quan với sp dịch vụ hiện tại. KD " thêm sp mới tuy có liên quan tới sp hiện tại nhưng DN cũng có thể gặp những khó khăn nhất định trong qtri. Trong KD thương mại, phải mở rộng, đa dạng hóa các hdong KD đang dc nhiều DN vận dụng.
Mdich cua cl :
- Tang DT, tăng lợi nhuận, đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng của KH, tận dụng cơ sở KD và các nguồn lực khác of DN, nhằm tăng tính hiệu quả trong KD.
Các nguyên tắc :
- DN đang KD ngành chậm tăng trưởng. SP hay dvu hiện tại đang ở gdoan suy thoái or có khả năng bão hòa.
- Thêm vào ~ sp mới sẽ trực tiếp or gián tiếp làm tăng DT nhờ tăng gtri cho sp hiện tại và từ sp mới.
- Sự KD thêm sp mới ko ảnh hưởng tới sp hiện tại và sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN.
- DN có đủ năng lực vốn và năng lực qtri để đảm bảo tính hiệu quả cho tăng thêm mặt hàng KD.

Chiến lược đa dạng hoạt động theo chiều ngang

Thêm vào các sản phẩm hay dịch vụ mới có sự liên hệ với KH hiện tại.Khi thực hiện cl đa dạng hoát heo chiều ngang DN sẽ gặp khó khăn lớn hơn, phức tạp hơn bởi liên quan với KH sẽ phức tạp hơn so với liên quan tới sp.
Mdich của cl là tăng doanh thu, tăng lợi nhuận trực tiếp và gián tiếp; tận dụng hiệu quả nguồn lực of DN như con ng`, hệ thống phân phối... cho mục tiêu KD.
Các nguyên tắc chỉ đạo :
- DT từ ~ sp hay dvu hiện tại sẽ tăng lên do thêm vào ~ sp mới hoặc tăng DT, tăng lợi nhuận trực tiếp từ ~ sp mới.
- DN đang KD trong ngành tăng trưởng chậm.
- Kênh phân phối hiện tại có thể sdung để phân phối sp mới.
- DN có đủ năng lực vốn và năng lực qtri để KD có hiệu quả sp mới

Chiến lược đa dạng hóa hoạt động hỗn hợp

Thêm vào các sp, dvu mới nhưng ko có liên hệ với sp cũng như KH hiện có của DN.
Các nguyên tắc chỉ đạo sau :
- Khi lĩnh vực chính đang bị giảm sút. Thị trường lĩnh vực hiện tại bị thu hẹp.
- Khi có vốn, năng lực qtri để cạnh tranh thành công trong ngành KD mới.
- DN dự định thăm dò chuyển KD lĩnh vực khác;
- DN phát triển mạnh theo hướng tập đoàn hay một tổ hợp KD hỗn hợp.

Cl thu hẹp, cắt giảm, thanh lý

Thu hẹp, cắt bỏ hoặc thanh lý bớt 1 số hdong nhằm tăng hiệu quả KD. Thực hiện cl này là việc chấp nhận sự thất bại chính vì vậy có thể là cl khó khăn về tình cảm. Và, có khi còn gặp bởi tính bảo thủ, nhất là of những ng` được xem là khởi xướng ra nó. Tuy nhiên, việc ngừng hdong thì tốt hơn là thua lỗ ~ khoản tiền lớn.
Các phương thức cơ bản:
- Thu hẹp hdong về ko gian địa lý, thời gian, cắt bỏ bớt 1 số hdong, thanh lý, bán 1 số tài sản của công ty theo giá trị thực of chúng.
Mđích của cl: Củng cố, sắp xếp lại DN, tập trung nguồn lực để tăng năng lực cạnh tranh, bảo vệ thị phần, thị trường, tăng hiệu quả KD.
Các nguyên tắc :
- Khi DN phát triển quá nhanh nay cần phải sắp xếp lại bên trong
- Thị trường bị thu hẹp; khi DN là yếu nhất tại tt đó or đang gặp khó khăn khác;
- Khi DN ko đủ năng lực quản trị ở lĩnh vực đó nếu để tồn tại có thể gây nên tác hại xấu.

Chiến lược KD - liên kết

Hai hay nhiều DN phối hợp với nhau thành lập 1 DN độc lập, để khai thác ~ cơ hội KD khác.
Các hình thức: cùng góp vốn bằng tiền, CSVC, khoa học công nghệ, phát minh sáng kiến, công sức ... để thành lập liên doanh. Hoặc liên kết để sd phương tiện, cơ sở vật chất of nhau, cùng phục vụ KH.
Mdich của cl: Tận dụng nguồn lực of mỗi bên để tận dụng ~ cơ hội, tăng năng lực cạnh tranh trên thương trường, tăng tính hiệu quả nhờ sd các thế mạnh riêng of mỗi bên.
Các nguyên tắc:
- Khi một DN ko đủ năng lực để thực hiện or thực hiện ko hiệu quả.
- Khi ~ năng lực đặc biệt của DN này, có thể bổ sung cho DN khác 1 cách hiệu quả.
- Khi ~ DN nhỏ gặp khó khăn trong cạnh tranh với ~ DN lớn;
- Khi năng lực qtri của mỗi bên có thể bổ sung để qtri tốt liên doanh mới.

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

QTDNTM

Chiến lược kết hợp về phía trước
Liên quan đến việc tìm cách tăng cường quyền sở hữu hoặc có được sự kiểm soát đối với hệ thống phân phối như : các tổng đại ly, các cửa hàng, trung tâm phân phối ...
Các phương cách hiệu quả để thực thi chiến lược này là : Mua lại hệ thống phân phối của đối thủ cạnh tranh, xây dựng thêm cửa hàng hệ thống phân phối thuộc sở hữu của doanh nghiệp; nhượng quyền phân phối, tiến hành đầu tư, hỗ trợ cho các nhà phân phối để họ tiến hành thực hiện phân phối sản phẩm của doanh nghiệp. Trong các phương cách trên, nhượng quyền phân phối là phương cách có thể đem lại hiệu quả nhanh chóng vì chi phí và cơ hội trải rộng cho nhiều cá nhân .
Lựa chọn chiến lược kết hợp về phía trước, các doanh nghiệp ý thức rất rõ vai trò của hệ thống phân phối trong việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Các nguyên tắc chỉ dạo cần xem xét:
- Hệ thống phân phối hiện có không đáp ứng được yêu cầu tiêu thụ sản phẩm, hoặc không có hiệu quả, không đủ sức để cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường
- Doanh nghiệp hoạt động trong ngành đang và tiếp tục tăng trưởng. Đây là yếu tố cần lưu ý vì kết hợp về phía trước sẽ làm giảm khả năng của doanh nghiệp trong việc đa dạng hóa hoạt động nếu lĩnh vực kinh doanh chính gặp khó khăn.
- Năng lực quản trị, năng lực về vốn của doanh nghiệp còn đang cho phép để quản trị, đầu tư hỗ trợ xây dựng hệ thống phân phối.
- Lợi nhuận từ hoạt động phân phối còn cao, bối cảnh này cho thấy doanh nghiệp có thể phân phối có lợi nhuận những sản phẩm của chính mình .


Chiến lược kết hợp về phía sau

Lá cl mà DN tìm cách tăng cường quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát đối với các nhà cung cấp yếu tố đầu vào cho DN.
Các phương pháp để thực thi chiến lược này đó là : Sở hữu nhà cung cấp, đầu tư, ứng vốn trc, ký hợp đồng tiêu thụ, ký hợp đồng đặt hàng với nhà cung cấp. Xu hướng chung các doanh nghiệp thương mại hiện nay thường hay áp dụng là giảm dần sở hữu của DN đối với nhà cung cấp. Mặt khác, tăng cường thực hiện cc, kí hợp đồng, hỗ trợ đầu tư d/v 1 số nhà cc, tạo sự cạnh tranh giữa các nhà cc bởi phương cách này sẽ có lợi hơn, giúp giảm bớt chi phí dtu, CP qly trong lĩnh vực sản xuất, để tập trung theo hướng chuyên sâu vào lĩnh vực thương mại.
Mdich của chiến lược kết hợp về phía sau là đảm bảo ổn định việc cc các yếu tố đầu vào và tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường đầu vào.
DN cần xem xét các nguyên tắc chỉ dạo :
- Các nhà cc hiện tại ko đáp ứng dc yêu cầu của DN trong hiện tại và tương lai.
- Có sự cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh về các yếu tố đầu vào, hoặc có nguy cơ khan hiếm và bất trắc d/v các yếu tố đầu vào.
- Lợi nhuận từ hoạt động cung cấp các yếu tố đầu vào còn cao.
- Năng lực qtri, năng lực về vốn của DN còn đang cho phép.

Chiến lược kết hợp theo chiều ngang
- Kết hợp chiều ngang là chiến lược tìm cách tăng cường quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát d/v đối thủ cạnh tranh. Một trong cách khuynh hướng kết hợp theo chiều ngang như 1 chiến lược tăng trưởng.
- Hợp nhất, mua lại và chiếm lĩnh quyền kiểm soát đối thủ cạnh tranh, lập hiệp hội ... là phương cách để thực hiện cl này.
Cl kết hợp theo chiều ngang cho phép tăng hiệu quả về phạm vi, tận dụng hiệu quả nguồn lực của mỗi bên để tăng khả năng cạnh tranh với bên ngoài khối và giảm cạnh tranh trong phạm vi khối.
Các nguyên tắc :
- Khi DN có thể có dc sự độc quyền trong 1 lĩnh vực hay khu vực
- Khi đối thủ cạnh tranh gặp khó khăn về nguồn lực
- Lĩnh vực KD của ngành đang và sẽ phát triển mạnh mẽ
- Năng lực qtri, vốn của DN còn cho phép việc mở rộng.

Các chiến lược chuyên sâu

Thâm nhập vào thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, dvu thường dc xem là cl chuyên sâu vì chúng đòi hỏi những cố gắng tập trung, để cải thiện vị thế cạnh tranh của DN.

Chiến lược thâm nhập tt.
Cltntt là tăng thị phần cho các sản phẩm, dvu hiện tại trong thị trường có bằng các hoạt động tiếp thị mạnh hơn.
Phương cách thực hiện : tăng số lượng nhân viên bán hàng, đẩy mạnh quảng cáo, khuyến mai, dành cho các đối tượng KH những ưu đãi nhất định, tạo ra động lực để đạt mục tiêu KD của DN.
Mdích tăng khả năng tiêu thụ sp, dvu của DN và bảo vệ thị trường, thị phần của DN.
Các nguyên tắc:
- Nhu cầu tt hiện tại chưa bị bão hòa, lượng cầu của KH còn có thể tăng cao.
- Thị phần của đối thủ cạnh tranh chính sút giảm trong khi toàn ngành tăng cao.
- Hiệu quả của tiếp thị còn cao.
- Năng lực về qtri, vốn của DN còn cho phép.

CL phát triển thị trường
Phát triển thị trường là việc đưa sản phẩm và dvu hiện có của DN vào khu vực địa lý mới.Ngày nay tt là vấn đề sống còn của DN.
Trong nhiều ngành trong đó có ngành KD thương mại, rất khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh nếu chỉ bó hẹp tt hiện có.
Xu thế hội nhập kte' quốc tế, VN trở thành thành viên thứ 100 của tổ chức thương mại thế giới đã mở ra triển vọng cho việc phát triển thị trường của DN VN.
Các phương cách cơ bản:
Xdựng hệ thống kênh phân phối,các trung gian bán hàng tại thị trường mới để tiêu thụ spham. Xuất khẩu trực tiếp hàng hóa, đầu tư sx và tiêu thụ spham tại tt mới là phương cách dc nhiều DN trong nc và trên TG áp dụng.
Mdich chính yếu of cl là mở rộng tt, tăng mức tiêu thụ sp ở tt mới, tăng DT, đạt mức lợi nhuận cao hơn từ những lợi thế so sánh.
Các nguyên tắc cần xem xét:
- Các kênh phân phối mới of DN ở tt mới đã sẵn sàng hdong và hdong có hiệu quả.
- Tt mới chưa bị bão hòa hay còn tiềm ẩn nhu cầu lớn
- Khả năng cung ứng, sp của DN đáp ứng dc các tiêu chuẩn kĩ thuật, những áp lực cạnh tranh of tt mới.
- Năng lực qtri, năng lực về vốn of DN còn có thể đáp ứng dc yêu cầu của hdong KD ở tt mới, nhất là tt quốc tế.

Chiến lược phát triển sp, dvu.
Clptsp là tiến trình tăng DT = cách cải tiến, sửa đổi spham hoặc dvu hiện tại. Thực thi cl này đòi hỏi chi phí cao cho việc nghiên cứu, dtu kĩ thuật công nghệ. Tuy nhiên, cl này sẽ giúp DN phát triển sp, dvu để đáp ứng nhu cầu ngày phong phú, đa dạng of KH. Nó là phương cách nhằm thu hút và giữ chân KH - vde qdinh đế sự thành công of DN.
Các phương thức cơ bản: Đầu tư kĩ thuật công nghệ để cải tiến, chế biến sp hiện có, bổ sung thêm những tính năng mới cho sp hay dvu of DN. Sắp xếp, phân loại sp hoặc thực hiện bao bì đóng gói sp cũng là phương cách đơn giản nhưng cũng giúp DN tạo ra dc giá trị gia tăng lớn.
Mdich của cl: tăng sự hấp dẫn cho sp, dvu đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng và ngày càng cao của KH, thu hút thêm KH mới và giữ chân KH cũ.
Dn sẽ tăng lợi nhuận từ việc cải tiến nhờ làm tăng gtri sản phẩm hiện tại và thu lợi nhuận từ hdong cải tiến.
Khi theo đuổi cl này, DN cần xem xét các ngtac chỉ đạo sau:
- Khi sp, dvu hiện tại đang ở cuối gdoan chín muồi trong vòng đời sp.
- Sự phát triển sp, dvu có thể làm tăng DT, tăng lợi nhuận
- DN có năng lực nghiên cứu để phát triển sp, dvu 1 cách hiệu quả.
- DN có năng lực qtri trong lĩnh vực sx chế biến, năng lực vốn để dtu cong nghệ chế biến, sxuat thử, sxuat đại trà.

Các chiến lược đa dạng hóa hoạt động.

Có 3 chiến lược đa dạng hóa hoạt động cơ bản đó là: đa dạng hóa đồng tâm, theo chiều ngang và hỗn hợp.
Các cl đa dạng hóa hoạt động hiện đang dc nhiều DN thương mại theo đuổi và khá thành công nhất là trong bối cảnh quy mô tt của 1 loại spham bị thu hẹp tương đối do có quá nhiều đối thủ cạnh tranh. Thực tiễn hiện nay of nc ta có nhiều DN đang phát triển theo hướng xdung tập đoàn kte đa lĩnh vực thì cl đa dạng hóa sẽ giúp DN phát triển nhanh chóng, thuận lợi. Tuy nhiên, đa dạng hóa sẽ làm Dn khó kiểm soát, khó qtri hơn.

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kì kế toán, phat sinh từ các hoạt động kinh doanh thong thường của DN góp phần làm tắng vốn chủ sở hữu. Doanh thu của DN gồm DT bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ
Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu do tiêu thụ đc hàng hóa trong một thời kì nhất định. Doanh thu bán hàng phải thỏa mãn 5 điều kiện sau :
1. Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho ng mua
2. DN ko còn nắm giữ quyền quản lí hàng hóa như ng sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa
3. Doanh thu đc xác định tương đối chắc chán
4. DN đã thu dc hoặc sẽ thu dc lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
5. Xác định đc chi phí lien quan đến giao dịch bán hàng.

Thời điểm tiêu thụ hàng hóa hay còn gọi là thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng . Theo qui định, thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng chính là thời điểm bên mua chấp nhận thanh toán tiền hàng cho bên bán. Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng ko phụ thuộc vào bên bán thực tế đã thu tiền hay chưa.
Việc lập kế hoạch doanh thu bán hàng chủ yếu là tập trung vào việc xác định sản lượng hàng hóa tiêu thụ trong kỳ kế hoạch.

Ý ngĩa của chỉ tiêu doanh thu bán hàng :
- có được dt bán hàng chứng tỏ doanh nghiệp đã cung ứng hàng hóa phù hợp với thị hiếu ng tiêu dùng và đáp ứng nhu cầu xã hội
- DN có nguồn vốn để trang trải các khoản chi phí trong quá trình kinh doanh, đảm bảo quá trình tái sản xuất of DN.
- DT bhang là nguồn tài chính dể DN đóng góp ngân sách nhà nước
- có nguồn tài chính để tham gia lien doanh, liên kết với các DN khác
- kết thúc quá trình luân chuyển vốn lưu động tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kinh doanh sau.

Quản lý doanh thu bán hàng

Nhân tố ảnh hưởng đến Dt bán hàng :
1. Sản lượng hàng hóa tiêu thụ được : càng nhiều thì doanh thu càng lớn . phụ thuộc rất nhìu vào tình hình tổ chức công tác bán hàng, hợp đồng bán hàng, khả năng tài chính của doanh nghiệp…cần chú ý đến những vấn đề này để gia tăng doanh số bán.
2. giá cả hàng hóa : có giá bán cao thù doanh thu nhiều hơn, tuy nhiên
- Khi có giá bán cao là do hàng hóa chat lượng, phù hợp thị hiếu khách hàng thì rất tốt. DT sẽ tăng, lợi nhuận tắng
- Khi giá cao là do chi phí thì ko tốt. DN khó cạnh tranh và dễ phá sản.
3. Phương thức thanh toán và công tác marketing cũng ảnh hưởng nhiều đến doanh thu bán hàng : nếu phương thức thanh toán là thu tiền ngay sẽ giúp tăng nhanh vòng quay vốn, Dt tăng. Công tác mar tốt và hiệu quả cũng giúp tắng đáng kể doanh thu.

Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền thu đc hoặc sẽ thu được, còn tiền thu bán hàng chỉ là toàn bộ số tiền được thu trong một thời gian nhất định.
Doanh thu bán hàng thuần là doanh thu bán hàng đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng ( gồm : Hàng bán bị kh trả lại; giảm giá hàng bán ; các khoản chiết khấu thương mại; các khoản thuế ở khâu tiêu thụ )

Doanh thu hoạt động tài chính : bao gồm các khoản thu tiền lãi, tiền bản quyền , cổ tức và lợi nhuận dc chia và DT từ các hoạt động tài chính khác đươc coi là thực hiện trong kỳ, ko phân biệt các khoản Dt đó thực tế đã thu đc tiền hy chưa.
- Tiền lãi : là số tiền thu dc phát sinh từ việc cho ng khác use tiền, các khoản tương đương tiền or các khoản còn nợ DN.
- Tiền bản quyền : là tiền thu đc khi cho ng khác use tài sản . vd bằng sáng chế , nhãn hiệu thương mại…
- Cổ tức và lợi nhuận đc chia : là số tiền đc hia từ việc nắm giữ cổ phiếu hoặc góp vốn.
- DT từ hoạt động tài chính khác như : thu nhập từ hd đầu tư mua bán chứng khoán , cố chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá mua , số lãi về trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu ; thu nhập từ hđ bán ngoại tệ ; thu nhập chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng; thu nhập về các hoạt động đầu tư khác; chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn

Thu nhập khác : là các khoản thu nhập góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ các hđ ko có trong đăng ký kinh doanh của Dn thương mại. Gồm :
- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ
- Thu tiền phạt do kh vi phạm hợp đồng
- Thu tiền bảo hiểm đc bồi thường
- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ
- Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tang thu nhập
- Các khoản thuế đc ngân sách nhà nc hoàn lại
- Các khoản tiền thưởng of kh lien quan đến tiêu thụ hàng hóa
- Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật of các tổ chức, cá nhân tặng DN
- Các khoản thu of những năm trc bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán…

Lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính cuối cùng phản ảnh kết quả của hoạt động kinh doanh và hoạt động khác của DN thương mại trong một thời khì nhất định, lợi nhuận chính là khoản chênh lệch giữa doanh thu và thu nhập khác với chi phí of DNTM trong một thời kì nhất định

Ý nghĩa lợi nhuận :

- là điều kiện vật chất phản ánh sự tồn tại và phát triển của DN
- Là nguốn tài chính cơ bản để thựa hiện tái sản xuất, mở rộng of các DN
- Là nguồn tài chính cơ bản thể hiện sức mạnh tài chính của DN và để thực hiện việc phân phối thu nhập trong nội bộ doanh nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống vật chất cho các thành viên.

Phân phối lợi nhuận : là quá tinh phân chia khoản lợi nhuận thu đc sau 1 thời kì hoạt động kinh doanh có hiệu quả, giải quyết 1 cách tổng hòa các mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể lien quan.
Nguyên tắc phân phối lợi nhuận :
- giải quyết hài hòa mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa nhà nc, DN và ng lao đọng
- phải giải quyết hài hòa mối quan hệ cân đối giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
Nội dung phân phối lợi nhuận :
LN hoạt đông kinh doanh + LN khác = Tổng lợi nhuận -> Bù lỗ các năm trc -> Nôp thuế thu nhập DN -> Tổng LN sau thuế -> Bù đắp chi phí ko hợp lý , Chia lãi cho bên lien doanh ( nếu có ) , Trích lập quỹ DN , Chia lãi cho các chủ sở hữu DN

Điểm hòa vốn : là điểm mà tại dó doanh thu bằng tổng chi phí
Ý nghĩa : giúp DN lựa chọn các phương án kinh doanh khác nhau, lựa chọn phương án tối ưu, dự báo kết quả có thể xảy ra trong quá trình hđ DN




Vốn cố định

- TSCĐ là nhữg tư liệu lao độg có gtrị lớn (>10tr) và tgian sd lâu dài (>1năm). Đồng thời phải mang lại lợi ích kt và có NG phù hợp.
- VCĐ là số vốn ứg trước để đầu tư, mua sắm TSCĐ để phục vụ cho quá trình kd.
- NG gtrị đầu tư của TS bđ (phải có chứg từ đi kèm)
- Đặc điểm: Tgian sd dài, gtrị TS lớn, tham gia nhiều chu kì kd, qua từng chu kì kd hình thái vật chất bđ đc giữ nguyên. Qua từng chu kì kd, gtrị TSCĐ giảm dần (chuyển dần váo CP khấu hao).
- Khấu hao là hìh thức thu hồi VCĐ trên cơ sở là gtrị đầu tư của TSCĐ đó (gtrị tối thiểu), phải dịch chuyểntrg quá trình kd, liên quan tới quá trình kd đến cơ sở pháp lý phải phù hợp với mục tiêu kd.
- Phạm vi all TSCĐ trg DN hầu như phải trích lập khấu hao, trừ nhữg TSCĐ sau đây: TSCĐ đã khấu hao hết nhưg vẫn còn hđ, ko tham gia vào hđ sx-kd, TSCĐ của DN nhưg thuộc sở hữu của Nhà nước, nhà nước cấp cho DN nhưg TSCĐ này phục vụ cho cộg đồg, phúc lợi đc đtư = quỹ phúc lợi của DN ko phát sinh lợi nhuận.

Vốn lưu động:
- VLĐ là số vốn tiền tệ ứg trước để đầu tư mua sắm các TS lưu động của doanh nghiệp đảm bảo cho quá trình sản xuấtkd đc tiến hành 1 cách thường xuyên và liên tục.
- Đặc điểm: VLĐ luôn vận động, thay thế và chuyển hóa lẫn nhau. Gtrị VLĐ đc chuyển dịch 1 lần vào trg quá trình kd và sau mỗi chu kì hoàn thành 1 vòg chu chuyển, gtrị VLĐ tăng lên trg từg thời kì. Qua mỗi gđ của chu kì kd VLĐ từ trạg thái TIỀN-HÀNG-TIỀN.
- Quản lí hàg tồn kho là việc xác địh lg tồn kho tối ưu sao cho CP tồn kho là nhỏ nhất gắn liền hiệu quả kt cao. CP đặt hàg thường ổn định, ko phụ thuộc vào số lượng hàng đc mua.
- HĐ bán chịu:
Ưu:
- Bán đc nhiều hàg
- Thu hút đc KH
- Mở rộng kd
- Xd kd lâu dài
- giới thiệu sp mới
- đẩy mạnh cạnh tranh
- giải phóg hàg tồn kho
Nhược:
- CP tăg cao
- tăg nợ khó đòi
- bị chiếm dụg vốn
- vốn xoay vòg chậm
- nguy cơ phà sản cao
- hạn chế đối tg
- Ko bảo toàn vốn
- Mất KH


Chi phí

1 Khái niệm chi phí: Chi phí trong DNTM là biểu hiện về toàn bộ giá trị những hao phí về LĐ sống và lao động vật hóa mà DN đã thực sự tiêu dùng để phục vụ cho các hoạt động của DN nhằm tạo ra DT và TN khác của DN trong 1 thời kỳ nhất định

- Giảm chi phí là tăng lợi nhuận

- Giảm 1 đồng chi phí tương đương với 1 đồng LN tăng thêm, càng tiết kiệm chi phí thì LN càng tăng.

- Khi chúng ta hoạch định, CP bỏ ra là CP KD, nó sẽ đc trả lại bằng DT trong kỳ.

2 Phân loại chi phí:

a) Căn cứ vào tính chất pháp lý:

Chi phí hợp lý: phải có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp và các hóa đơn này phải ghi chép đúng theo quy định của NN. K đc vượt ngưỡng quy định của NN.

b) Căn cứ vào hoạt động của DN:

- Chi phí hoạt động KD: trong DN TM là biểu hiện về giá trị của toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao độg vật hóa mà DN đã thực sự tiêu dùng phục vụ cho hoạt động KD của DN nhằm tạo ra DT của DN trong 1 thời kỳ nhất định. CP hoạt động KD gồm CP hoạt động TC và CP hoạt động DNTM.

- CP hoạt động khác: trong DNTM là biểu hiện về giá trị của toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà DN phải bỏ ra cho các hoạt động khác và có liên wan đến TN khác của DN trong 1 thời kỳ nhất định.

Lưu ý: trong tập tui ghi thì khác trong sách, có 3 cách phân loại là phân loại theo sự vận động CP, phân loại theo tính chất KT của CP( CP trực tiếp và CP gián tiếp) và phân loại CP theo hoạt động TM

3. CP hoạt động KD TM:

- Giá vốn hàng bán ra: trong DNTM đc xác định là tổng giá trị của hai khoản CP liên wan tạo ra GT gốc của số hàng hóa bán ra trong kỳ đó là: trị giá mua của các HH bán ra trong kỳ và các CP liên wan đến việc mua HH ( CP mua hàng) phân bổ cho HH bán ra trong kỳ như CP vận chuyển, bốc dỡ, tiền thuê kho bãi, tiền lương nhân viên thu mua….

- CP bán hàng: là các CP phát sinh từ hoạt động bán hàng của DNTM bao gồm: CP nhân viên bán hàng, CP vật liệu bao bì đóng gói HH, CP dụng cụ đồng dùng phục vụ cho bán hàng, CP khấu hao TSCĐ bán hàng, CP bảo hành, CP dv mua ngoài, CP khác bằng tiền.

- CP QLDN là các khảon CP phát sinh ở bộ máy quản lý tại DNTM bao gồm: CP nhân viên QL, CP đồ dùng văn phòng, CP khấu hao TSC Đ phục vụ QL, thuế, phí và lệ phí, CP dv mua ngoài, CP khác bằng tiền.

- CP trực tiếp: là những khoản CP liên wan đến 1 đối tượng nào đó vì vậy chỉ duy nhất đối tượng đó phải gánh chịu khoản chi phí này. VD khi ta mua HH, HH là chi phí trực tiếp, còn CP gián tiếp là chi phí vận chuyển.

- CP gián tiếp:là những khoản chi phí liên wan đến nhiều đối tượng đc tính chung cho các đối tượng đó, vì vậy cần phải phân bổ chúng vào giá trị các đối tượng có liên wan.

- CP bất biến ( CP cố định) : là những khoản CP cố định, k phụ thuộc vào số lượng HH bán ra hay DT trong kỳ. Khi số lượng HH bán ra hoặc DT tăng or giảm thì CP này vẫn giữ nguyên, k thay đổi.

- CP khả biến ( CP biến đổi) : là những khoản CP thay đổi phụ thuộc vào sự biến động của sản lượng HH bán ra hay DT trong kỳ. Khi sản lượng HH tiêu thụ hay DT trong kỳ tăng thì CP này cũng tăng theo và ngc lại. Đây là CP có tính chất đồng biến với sản lượng HH tiêu thụ or DT.

4. Quản lý chi phí: quản lý tốt CP giúp DNTM tiết kiệm đc CP từ đó làm gia tăng LN cho DNTM. QL tốt CP rèn luyện cho ng lao động trong DNTM 1 tác phong làm việc chuyên nghiệp. Các biện pháp qản lý hiệu qả sẽ khuyến khích ng lao động thực hành tiết kiệm , có nhìu cải tiến, sáng kiến trong KD, từ đó giúp tiết kiệm CP, làm tăng NS lao động, tăng hiệu qả là LN.

a)Ý nghĩa của việc tiết kiệm CP:

- TK đc CP tạo đk cho DN có sức cạnh tranh trên TT về giá

- Nếu thêm 1 chiến lược bán hàng sẽ giúp DN tăng DT và LN

- TK CP là đồng nghĩa với việc loại bỏ những CP k cần thiết , chống lại hiện tượng lãng phí, đìu này trực típ giúp DN gia tăng LN.

- TK CP giúp DN giải phóng đc vốn DN phục vụ cho tái KD, mở rộng đầu tư , từ đó nâng cao hịu qả hoạt động KD và gia tăng LN cho DN.

b) Biện pháp tiết kiệm CP:

- DN cần chế độ lương hợp lý, KH phù hợp với pháp luật về lao động vừa kích thix đc nhân viên làm việc hăng say , có nhìu sáng kiến và có tinh thần tiết kiệm khi làm việc

- DN cần gắn với chế độ hiện hành của NN, tôn trọng quyền hợp pháp của ng lao động, đây là đìu kiện để kic thix ng lao động làm việc tốt, góp phần nâng cao hịu qả hoạt động của DN.

- Phải KH TSCĐ hợp lý

- DN cần căn cứ vào GT và time use mà phân bổ dần vào CP cho hợp lý, tránh tình trạng phân bổ k hết GT gây lãng phí.

- DN cần cân nhắc hịu qả của từng khoản chi, cần thiết thì sãn sáng chi nhưng k cần thiết thì phải gạt bỏ ngay, hạn chế tối đa các khản hao hụt trong khi tiu thụ

- DN có thể đưa ra định mức sử dụng cho các bộ phận có liên wan , động viên mọi ng use hợp lý và tiết kiệm đồng thời cũng bắt bồi thường thiệt hại với những cá nhân, tập thể nào gây thiệt hại, thất thoát.



Câu hỏi: Tại sao cần phải kiểm soát CP trong DN:

.Sự cần thiết phải kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh. Khác với các tổ chức không vì lợi nhuận như cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, tôn giáo,... . Doanh nghiệp được thành lập với mục đích thu được lợi nhuận.

Các tổ chức kinh doanh khác nhau ở sản phẩm hay dịch vụ mà chúng cung cấp, do vậy chúng ta có thể chia doanh nghiệp thành các loại sau:
- Doanh nghiệp sản xuất: sản xuất ra sản phẩm và đem bán cho khách hàng, công ty thương mai, hay cho một doanh nghiệp sản xuất khác.
- Doanh nghiệp thương mại: mua hàng do doanh nghiệp khác sản xuất rồi bán cho người tiêu dùng.
- Doanh nghiệp dịch vụ: cung cấp dịch vụ (như dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ kế toán,…) cho người sử dụng.

Dù cung cấp những sản phẩm hay dịch vụ khác nhau, song hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp là chuyển hoá các dạng khác nhau của nguồn lực kinh tế thành các dạng

khác có giá trị hơn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Vấn đề tiêu hao các nguồn lực kinh tế ban đầu của các doanh nghiệp trong kế toán đó được xem là chi phí. Như vậy, chi phí là khoản tiêu hao của các nguồn lực đã sử dụng cho một mục đích, biểu hiện bằng tiền.

Đối với nhà quản lý thì các chi phí là mối quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra. Do đó, kiểm soát chi phí là vấn đề quan trọng và mang tính sống còn đối với doanh nghiệp.

Kiểm soát CP là nhu cầu cơ bản nhằm hoàn thiện các quyết định trong QL trong lĩnh vực TC. Thẩm định tính đúng sai, hịu qả của các khoản CP Đồng thời kiểm soar1 đc những yếu tố ảnh hưởng đến tính hợp lý.

Như chúng ta đã bik LN = DT-CP, như v để thu đc LN ta chỉ có 2 cách:

1 là tăng DT, đồng nghĩa bới việc tăng giá bán khi mà số lượng HH sx ra k đổi. Nhưng thường thì chúng ta nhận đc kq lại khi mà trên TT đầy những đối thủ cạnh tranh, HH thay thế và HH bổ sung. Như v giải pháp này rất thíu tính khả thi.

2 là giảm chi phí bằng hoạt động kiểm soát của DN, đó là những khoản chi mà DN có thể tự động giảm , sử dụng có hịu qả. Và khi mà DN tính giá bán hàng bằng cách cộng giá thành với LN mong mún thì việc giảm CP sẽ làm thành giá thành, đó là lợi thế cạnh tranh rất lớn trong nền KT TT với lối xu thế hội nhập hiện nay .

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LUẬT KINH TẾ

Pháp luật về doanh nghiệp
A Những vấn đề chung về doanh nghệp
1 Khái niệm (khoản 1 điều 4)
2 Thành lập
- Điều kiện thành lập
Điều kiện về chủ thể (k.1,3 d.13 trừ k.2,4 d.13)
Đk về ngành nghề kinh doanh (d7)
Đk về tên doanh nghiệp (d.31,32,33,34)
- Thủ tục thành lập (d.16,17,18,19)
3 Giải thể ( các trường hợp giải thể; thủ tục giải thể)
4 Tổ chức lại doanh nghiệp ( chia,tách,hợp nhất,sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp) (d.150,151,152,153)
B Các loại hình doanh nghiệp ( chú ý phần này)
1 Doanh nghiệp tư nhân (d.141)
2 Công ty trách nhiệm hữu han
♦ Công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên (d.38)
Khái niệm và đặc điểm
Tổ chức và quản lý
Chế độ tài chính
♦ Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (d.63)
Khái niệm và đặc điểm
Tổ chức và quản lý
Chế độ tài chính
3 Công ty cổ phần (d.77)
Khái niệm và đặc điểm
Tổ chức và quản lý
Chế độ tài chính
4 Công ty hợp danh (d.130)
Khái niệm và đặc điểm
Tổ chức và quản lý
Chế độ tài chính

Pháp luật về hợp đông trong kinh doanh

1 Khái niệm, phân loại, hình thức của hợp đồng
2 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
3 Hợp đồng vô hiệu
4 Giao kết hợp đồng
5 thực hiện hợp đồng
6 trách nhiệm dân sự trong vi phạm hợp đồng

Pháp luật về phá sản

1 Mở thủ tục phá sản ( ai có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản; điều kiện mở thủ tục phá sản;hậu quả của quyết định mở thủ tục phá sản)
2 Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
3 Thủ tục thanh lý
4 Thủ tục tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

luật

chu the KD, hop dong kd,

Chương 2: Pháp luật về chủ thể kinh doanh

1.Khái niệm về chủ thể kinh doanh

1.1 Định nghĩa: Chủ thể kd là những chủ thể thực hiện trên thực tế các hành vi kd theo qđ của PL.

1.2 Đặc điểm:

a) Chủ thể kd phải có vốn đầu tư kd, có thể là tiền VN, ngoại tệ tự do chuyển đổi, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kĩ thuật, uy tín, kinh nghiệm kd và các tài sản khác theo qđ của PL.

b) Chủ thể kd phải thực hiện hành vi kd: Khoản 4 điều 2 Luật DN 2005: "Kd là việc t/h liên tục 1, 1 số hoặc tất cả các công đọn của quá trình đầu tư, từ SX đến tiêu thụ SP hoặc cung ứng dv trên tt nhằm mục đích sinh lợi"

c) Chủ thể kd hạch toán kd: hạch toán kd là 1 trong những pp dc các chủ thể kd sd trong quản lí kd, nhằm mục đích tính toán CP bỏ ra và KQ thu về với nguyên tắc trang trải, lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi.

d) Chủ thể kd t/h nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước.

2. Chủ thể kd theo luật Dn 2005: DN tư nhân, Cty TNHH 1 thành viên - 2 thành viên trở lên, Cty cổ phần, cty hợp danh, nhóm cty.

2.1 Khái niệm DN; Khoản 1 điều 4 Luật DN 2005" DN là tổ chức ktế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đc đăng kí theo qđ của PL nhằm mục đích t/h các hđ kd".

2.2 Đkiện thành lập DN

a) Đối tg tham gia thành lập- góp vốn, mua cổ phần va qlis DN; Khoản 1, khoản 3 điều 13 luật DN 2005 "Tổ chức, cá nhân VN, nước ngoài có quyền thành lập và quản lí DN tại VN, có quyền mua cổ phần, góp vốn vào cty TNHH, cty hợp danh theo qđ của luật này, trừ các TH khoản 2,4 điều 13 luật DN 2005"

b) Vốn đầu tư ban đầu; Vốn đầu tư, Vốn điều lệ, vốn pháp định

c) Ngành nghề kd và đk kd: Điều 7 luật DN 2005 "DN thuộc mọi thành phần kt có quyền kd các ngành nghề mà PL ko cấm. "

d) Đk khác:

- Tên DN dc đặt theo đúng qđ tại điều 31,32,33,34 luật DN 2005.

- Có trụ sở chính theo qđ tại khoan3 1 điều 35 luật DN 2005.

- Có hồ sơ đăng kí kd hợp lệ theo qđ của Pl.

- Nộp đủ lệ phí kd theo qđ của PL



3.

Chuong 3

Kniệm hợp đồng trong kd: là sự thỏa thuận giữa các bên về vc xác lập thay đổi,chấm dứt q` &nghĩa vụ đ/v nhau.

Đđ: có ý chí & biểu lộ ý chí của ít I 2 chủ thể trở lên. Phải có sự thống I ý chí giữa các cthể, đc biểu hiện = sự tự nguyện thỏa thuận. Sự thỏa thuận giữa các bên fải fù hợp vs quy định của PL.

Phân loại: căn cứ vào t/chất có đi có lại về lợi ích v/chất giữa các bên tgia HĐ: HĐ có đền bù & HĐ ko đền bù; căn cứ vào tương wan q` &nghĩa vụ của cthể trog HĐ: HĐ đơn vụ, HĐ song vụ; căn cứ vào tđiểm có hiệu lực của HĐ: HĐ ưng thuận&HĐ thực tế; căn cứ vào sự phụ thuộc về hiệu lực giữa các HĐ: HĐ chính& HĐ fụ; dựa vào hình thức giao kết HĐ: HĐ miện, HĐ hành vi& HĐ viết; dựa vào tư cách cthể& mđích của HĐ: HĐ dân sự& HĐ ktế (HĐ thương mại); các loại HĐ khác: HĐ có đkiện, HĐ vì lợi ích of ng thứ 3, HĐ hỗn hợp, HĐ theo mẫu.

Kniệm PLHĐ: là tổg hợp các quy fạm PL hiện hành điều chỉnh các mối wan hệ fát sinh trog qúa trình th/thuận giữa các bên về vc xác lập, thay đổi, chấm dứt q`& nghĩa vụ pháp lý từ HĐ.

Luật áp dụng: _luật áp dụg trog nc: +vbản luật: Bộ luật dân sự 2005, Luật TMại, 1 số vbản PL liên wan khác: Luật lao động, luật đất đai, luật SHTT…+ V bản hướng dẫn thi hành: Nghị định của chính phủ, Quyết định of CP, Thông tư of Bộ._ luật áp dụng có y/tố nc ngoài: Công ước Liên hiệp quốc về HĐ mua bán hhóa quốc tế, PL quốc gia, tập quán quốc tế.

Kniệm giao kết HĐ: là vc các cthể bày tỏ ý chí = cách trao đổi ý kiến vs nhau theo các ng/tắc & trình tự luật định để đi đến sự thỏa thuận trog vc cùng nhau xác lập, thay đổi or chấm dứt nhữg q` &nghĩa vụ.

Ng/tắc giao kết HĐ (điều 389 BLDS 2005): tự do giao kết HĐ; ko trái PL, ko trái đạo đức xhội; tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực &ngay thẳng.

Trình tự giao kết HĐ:
a) Đề nghị giao kết HĐ:
_sửa đổi, bổ sung, rút lại: trước or cùng tđiểm khi đề nghị giao kết HĐ bắt đầu có hiệu lực;
_ hủy bỏ: trog đề nghị ghi rõ đkiện hủy bỏ or ko cam kết giữ nguyên đề nghị or trước khi bên nhận đưa ra đề nghị nhận đc lời chấp nhận đề nghị, trừ THợp bên đưa ra đề nghị cam kết giữa nguyên đề nghị.
_ Chấm dứt đề nghị: hết thời hạn trả lời chấp nhận; khi thông báo về vc thay đổi or rút lại &hủy bỏ đề nghị có hiệu lực; theo thỏa thuận giữa các bên; đề nghị bị từ chối.
b) Chấp nhận đề nghị giao kết HĐ (điều 396-400): là vc bên đc mời giao kết HĐ tuyên bố ý chí chấp nhận toàn bộ nội dung of lời đề nghị theo nhữg đkiện do bên đề nghị đưa ra mà ko kèm theo nhữg thay đổi bổ sung ndung or đkiện mới so vs lời đề nghị, thoe hình thức hợp lệ. Y/cầu:
1) tuyên bố “chấp nhận” đề nghị à câu văn or hành vi,
2) sự trả lời chấp nhận phải hợp lệ (chấp nhận toàn bộ, vô đkiện, trog thời hạn cho phép, theo hình thức hợp lệ…), ko phụ thuộc vào 1 vài bước tiếp theo mà ng đưa ra đề nghị phải thực hiện or ng nhận phải thực hiện,
3) ko đc đưa thêm nhữg y/cầu khác vs nhữg điều khoản of đề nghị or ít I ko làm thay đổi ndung cơ bản của nhữg điều khoản đó. Hiệu quả hiệu lực of đề nghị:
+phải giao kết HĐ, nếu ng đc đề nghị trả lời chấp nhận mà sự trả lời đó là hợp lệ.
+toà án ko đc q` buộc ng đưa ra đề nghị giao kết phải ký kết HĐ trái vs ý chí của họ. Nhưg nếu họ ko chịu giao kết HĐ (vi phạm lời đề nghị) thì họ phải chịu trách nhiệm về sự vi phạm đó theo quy định chung.

T/điểm có hiệu lực of HĐ:
_ HĐ có hiệu lực kể từ t/điểm giao kết, trừ THợp PL quy định khác or các bên thỏa thuận khác. Đề nghị giao kết HĐ (điều 390-395 BLDS 2005): là hành vi đơn phương of 1 bên nhằm biểu lộ ý chí of mình về vc muốn cùng 1 or nhiều bên khác xác lập 1 HĐ vs những ndung &đkiện xác định. Lời đề nghị:
_ Đề nghị phải xác thực& thể hiện rõ ý định giao kết HĐ: hình thức xác định , ndung phải đc chuyển đến cho 1 ng or 1 số ng xác định. _Bên đề nghị phải dám tự chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình: bên đề nghị phải có năng lực hành vi. Hình thức đề nghị:
_ Đề nghị trực tiếp: các bên trực tiếp trao đổi, đàm phán, thương lượng & cùng thống I HĐ.
_ Đề nghị gián tiếp: các bên trao đổi, đàm phán & thống I về ndung HĐ thông wa thư từ, công văn, điện báo…Hiệu lực của đề nghị: có phụ thuộc vào hình thức thông báo lời đề nghị ko? Lưu ý đến hoàn cảnh đặc thù of ng gửi & ng nhận thông báo; thời đểm giao kết HĐ bắt đầu có hiệu lực khi đc truyền đạt tới ng nhận (điều 891 BLDS 2005). T/điểm có hiệu lực của HĐ: t/điểm giao kết HĐà thừa nhận các điều khoản trog HĐ (đkiện cần); đkiện có hiệu lực trog HĐ (đkiện đủ) => ràng buộc trách nhiệm giữa các bên liên wan trong HĐ. T/điểm giao kết HĐ (điều 404 BLDS 2005): bên đề nghị nhận đc trả lời chấp nhận giao kết or khi các bên đã thỏa thuận xog về ndung chủ yếu của HĐ; khi hết hạn trả lời mà bên nhận đc đề nghị vẫn im lặng nếu có thỏa thuận im lặng là sự đồng ý; đ/với HĐ miệng là t/điểm các bên đã thỏa thuận về ndung chủ yếu of HĐ; đ/với HĐ = vbản là t/đểm bên sau cùng ký vào vbản; đ/với HĐ có chứng nhận, chứng thực, đký or xin phép là tđiểm đc chứng nhận, chứng thực, đký or cho phép.

Các đkiện có hiệu lực of HĐ:a) ng tgia ký kết HĐ có năng lực cthể: năng lực PL; năng lực hành vi. Đ/với cá nhân: >= 18T, ko bị hạn chế or bị mất NLHV: tgia mọi HĐDS, trừ khi PL quy định khác; >= 6T-<18T: có sự đồg ý of ng đại diện từ những HĐ có giá trị nhỏ; >= 15T-<18T+TS riêng: đc ký kết mọi HĐ, trừ THợp PL quy định khác. Đ/với pháp nhân, hộ gđình, tổ hợp tác: pháp nhân đúng mđích hoạt động; tổ hợp tác: thôg wa tổ trưởg tổ hợp tác or ủy q`cho các thành viên khác giao kết đúng mđích đc quy định trog HĐ hợp tác; Hộ gđ: thôg wa chủ hộ or ủy q` cho các thành viên khác giao kết đúng chức năng PL quy định. Người đại diện: ĐD đương nhiên; ĐD theo ủy q`.b) mđích&ndung: ko vi phạm đều cấm of PL, ko trái đạo đức xhội: mđích: là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt đc khi thiết lập HĐ, ndung: tổg hợp các điều khoản quy định q`& nghĩa vụ giữa các bên.c) các bên tgia giao kết HĐ phải hoàn toàn tự nguyện: tự nguyện=ý chí + bày tỏ ý chí à thống I.

Ko thống I ý chí: _Hai bên: HĐ giả tạo,_ Một bên: nhầm lẫn; đe dọa, lừa dối; ko nhận thức or làm chủ đc bản thân,_Bên thứ 3.

+Giả tạo: tự nguyện của cả 2 bên à lỗi cố ý; nhằm che giấu ng thứ 3 mđích thật of giao dịch à né tránh nhữg mđích trái vs quy định of PL; đương nhiên vô hiệu.+Nhầm lẫn: đưa ra giả thuyết sai lầm liên wan đến sự vc tồn tại vào t/điểm giao kết HĐ à lỗi vô ý; để trốn tránh vc t/hiện HĐ; vô hiệu (nhầm lẫn nghiêm trọg; nhầm lẫn có đc coi là lý do chính đág or ko); vẫn có hiệu lực (bên nhầm lẫn bất cẩn gây ra; bên bị nhầm lẫn chấp nhận đã chấp nhận chịu rủi ro về nhầm lẫn or khi bên đó phải gánh chịu sự rủi ro này.+Lừa dối: cố ý làm bên kia hiểu ko đúng sự vc &giúp bên lừa dối đc lợi trên thiệt hại của bên bị lừa dối; đương nhiên vô hiệu.+Đe dọa:phải tức thời & nghiêm trọg à bên bị đe dọa phải giao kết HĐ theo nhữg điều khoản do bên kia đặt ra; sự đe dọa phải ko có lý do chính đáng; ko nhất thiết phải gây ra thiệt hại về ng &TS.+ Ko nhận thức or làm chủ đc bản thân: Vô hiệu :1 bên đã lợi dụng sự ko nhận thức, làm chủ đc hành vi of bên kia; HĐ có nhữg điều khoản quá sức bất lợi cho lợi ích of bên kia. Ngc lại nó mang cho bên kia đc lợi ko nhữg lớn mà còn ko chính đáng. Hình thức: lới nói; hành vi; văn bản: thông thường & có chứng nhận, chứng thực, đký or xin phép. Ý nghĩa of hình thức HĐ: xác định t/điểm có hiệu lực of HĐ; có giá trị chứng cứ.

Kniệm HĐ vô hiệu: là HĐ vi phạm 1 trong các đkiện có hiệu lực of HĐ.

Phân loại HĐ vô hiệu:_T/chất vi phạm: vô hiệu tuyệt đối; vô hiệu tương đối._Ndung bị vô hiệu: vô hiệu toàn bộ; vô hiệu từng phần._Dựa vào các đkiện có hiệu lực HĐ: vô hiệu về nd-hình thức trog THợp PL quy định; vô hiệu do ko có sự tự nguyện of cthể; vô hiệu do vi phạm đkiện cthể._ Phạm vi thẩm q`&knăng t/hiện HĐ: vô hiệu do vượt quá thẩm q`; vô hiệu do ko có thẩm q`.

Hậu quả HĐ vô hiệu: ko làm phát sinh, thay đổi or chấm dứt q` & nghĩa vụ of các bên; các bên hoàn trả cho nhau nhữg gì đã nhận := hiện vật & = tiền; vấn đề BTTH bên có lỗi gây ra thiệt hại phải BTTH hoàn toàn or theo tỷ lệ lỗi mỗi bên; thu nhập bất hợp pháp: có thể bị tịch thu.Thời hiệu y/cầu toàn án tuyên bố HĐ vô hiệu: vô hiệu tương đối: 2 năm kể từ ngày xác lập HĐ; vô hiệu tuyệt đối: ko bị hạn chế.

Kniệm t/hiện HĐ: là vc các bên tiến hành nhữg hành vi mà mỗi bên tgia HĐ phải thực hiện nhằm đáp ứng q` of bên kia

Ng/tắc t/hiện HĐ (đ.412): chấp hành đúng HĐ; hợp tác trung thực; ko xâm phạm đến lợi ích of nhà nc, lợi ích công cộng, q`& lợi ích hợp pháp of ng khác. Thực hiện nghĩa vụ cơ bản of HĐ:_ Đối tượng: TS (bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá & các q` TS); công vc. _Số lượng : theo đvị đo lường do nhà nc quy định or thừa nhận._Chất lượng: tiêu chuẩn quốc tế; t/chuẩn VN; t/chuẩn ngành; t/chuẩn do mô tả như đã đăng ký._Địa điểm: do thỏa thuận or theo quy định of PL._Phương thức: do thỏa thuận, nếu ko có thỏa thuận thì giao 1 lần. Hợp đồng đơn vụ: phải t/hiện đúng tgian, địa điểm, phương thức đã thỏa thuận. Hợp đồng song vụ: bên thực hiện trước phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

Kniệm biện pháp bảo đảm t/hiện HĐ: là nhữg biện pháp pháp lý do các bên thỏa thuận or do PL quy định dùng để đảm bảo cho vc giao kết, thực hiện HĐ.

Đđiểm: _Đc áp dụng khi nghĩa vụ cần đc đảm bảo bị vi phạm à bên có q` phải chứng minh trừ khi có thỏa thuận khác._ Thường gắn vs 1 TS xác định, TS đó ko cần phải đc hình thành vào tđiểm xác lập nghĩa vụ đảm bảo, t/điểm xử lý TS đảm bảo._Có t/chất bổ sung cho nghĩa vụ chính & có tính chất dự phòng. Mđích: bảo vệ lợi ích of bên có q`= TS nhất định, phòng ngừa rủi ro trong sx, kd &trog đời sống; nâng cao trách nhiệm of các bên tgia, tăng cường niềm tin lẫn nhau trog giao kết; hạn chế tranh chấp. đảm bảo q` đc ưu tiên thanh toán so vs chủ nợ ko đc đảm bảo.

Quy định chung: _ Đối tượng: +TS: phải đc phép giao dịch; thuộc q` sở hữu, sử dụng of ng cam kết đảm bảo; vật đảm bảo ko đc là vật ảo, vật hình thành trong tương lai, phải đc xác định cụ thể.+ Quyền TS: hình thành vào t/điểm thỏa thuận or hình thành trong tương lai.+Công vc: phải thực hiện đc &hợp pháp.+Uy tín of tổ chức chính trị-xhội: thường áp dụng đ/với hộ nghèovay thuộc chương trình hỗ trợ of CP. _Phạm vi đảm bảo: do các bên thỏa thuận or PL quy định. Nếu ko thỏa thuận thì phạm vi đảm bảo là toàn bộ nghĩa vụ chính; ko đc vượt quá nghĩa vụ chính bao gồm nợ gốc, tiền bồi thường hite65t hại, lãi suất, tiền phạt vi phạm (nếu có). _ Hình thức: = vbản or = miệng. Nếu PL quy định vc đký thì HĐ đảm bảo phải đc đký (tại cơ wan đký giao dịch có đảm bảo).

Các biện pháp bảo đảm t/hiện HĐ:_Cầm cố TS (đ.326-đ.341 BLDS 2005): là thỏa thuận giữa các bên, bên cầm cố phải giao TS of mình cho bên nhận cầm cố giữ để đảm bảo việc t/hiện nghĩa vụ._ Thế chấp TS (đ.342-đ.357 BLDS 2005): là thỏa thuận giữa các bên , bên có nghĩa vụ dùng TS thuộc q` sở hữu of mình để đảm bảo cho vc t/hiện nghĩa vụ of mình vs bên có q` &ko chuyển giao TS đó cho bên nhận thế chấp. Đối tượng thế chấp có thể là động sản or bất động sản thuộc q` sở hữu of bên thế chấp. _Đặt cọc (đ.358 BLDS 2005): là khoản tiền or vật mà 1 bên giao cho bên kia vào t/điểm giao kết HĐ trog 1 thời hạn để đảm bảo cho vc giao kết HĐ, t/hiện HĐ, giao kết &t/hiện HĐ, chức năng thanh toán._Ký cược (đ.359 BLDS 2005): là vc bên thuê TS là động sản giao cho bên cho thuê 1 khoản tiền or vật có giá trị khác trog 1 thời hạn để đảm bảo vc trả lại TS thuê._Ký quỹ (đ.360 BLDS 2005): là vc bên có nghĩa vụ gửi 1 khoản tiền or vật có giá trị vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng để đảm bảo vc t/hiện nghĩa vụ._ Bảo lãnh (đ.361 BLDS 2005): là sự thỏa thuận giữa các bên,theo đó ng thứ 3 cam kết trc bên có q` sẽ t/hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ nếu khi đến hạn mà bên có nghĩa vụ ko t/hiện or t/hiện ko đúng nghĩa vụ._ Tín chấp (đ.361 BLDS 2005): là vc bảo lãnh = tín chấp của tổ chức chính trị-xhội tại cơ sở cho cá nhân, hộ gđ nghèo vay 1 khoản tiền nhỏ tại ngân hàng or tổ chức tín dụng để sx, kd, làm dvụ theo quy định của Cphủ.

Kniệm trách nhiệm do vi phạm HĐ: là sự gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi của bên vi phạm HĐ đ/với bên bị vi phạm.

Đđiểm: cơ sở phát sinh trách nhiệm là có sự vi phạm HĐ of 1 bên, vi phạm các nghĩa vụ trog HĐ; Chủ thể gánh chịu trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐ là bên vi phạm nghĩa vụ HĐ. Các bên có thể thỏa thuận về hình thức trách nhiệm cũng như mức trách nhiệm trên cơ sở PL, trường hợp ko thỏa thuận đc các bên có q` y/cầu trung gian tài phán quyết định; hình thức trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐ khá đa dạng. trách nhiệm mang tính vật chất, trách nhiệm luên wan đến vc t/hiện HĐ.

Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng:

a. Liên quan đến thực hiện hợp đồng gồm:

_ Buộc thực hiện đúng hợp đồng : do ko thực hiện nghĩa vụ giao việc, do ko thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện, do ko thanh toán, thay đổi biện pháp xử lý.

_ Buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng: chưa hoàn thành nghãi vụ hợp đồng khi đã quá thời hạn, giao vật ko đúng chất lượng,chậm thanh toán, chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, thay đổi biện pháp xử lý.

_ Điều kiện: *Đã xảy ra vi phạm HD mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện đểhủy bỏ HD. *Các bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ HD

b. Hủy bỏ hợp đồng

- Là việc 1 bên bãi bỏ hoàn toàn hoặc 1 phần nghĩa vụ HD. Trong trường hợp hủy bỏ 1 phần nghĩa vụ trong HD, các phần còn lại trong HD vẫn có hiệu lực.

c. Chấm dứt hợp đồng do vi phạm

- Nghiêm trọng: vi phạm HD làm bên kia ko đạt được kết quả mong muốn, ko tuân thủ chặt chẽ, mất lòng tin vào việc tiếp tục thực hiện HD, thiệt hại ko cân xứng

d. Buộc bồi thường thiệt hại

- Là bên vi phạm bồi thường những tổn thất vật chất do hành vi vi phạm HD gây ra cho bên bị vi phạm.

- Đặc điểm: Phát sinh trên cơ sở vi phạm HD giữa các bên có quan hệ HD trước khi phát sinh trách nhiệm, nôi dung trách nhiệm bồi thường dựa trên cơ sở thảo thuận, giới hạn trong phạm vi những thiệt hại thực tế và có tiên liệu dc vào thời điểm ký HD, lỗi là 1 trong những điều kiện bắt buộc ko phân biệt hình thức lỗi vô ý hay lỗi cố ý, thực hiện xong trách nhiệm bo6i2 thường thiệt hại trong HD ko đương nhiên làm chấm dứt quan hệ HD giữa các bên

- Điều kiện phát sinh: Có thiệt hại xảy ra, Hành vi ko chấp nhận hoặc chấp hành ko đúng nghĩa vụ là hành vi trái pháp luật, Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật do vi phạm HD với thiệt hại xảy ra trên thực tế

- Phương thức thanh toán bồi thường: Tiền bồi thường thiệt hại dc trả 1 lần. Tuy nhiên cũng có trường hợp việc thanh toán làm nhiều lần dc coi là hợp lý.

e. Phạt vi phạm

_ là sự thỏa thuận giữa các bên trong HD, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp 1 khoản tiền cho bên vi phạm.

- Phạt vi phạm theo luật: do Pháp luật quy định cả về điều kiện phạt và mức phạt trong 1 số HD nhất định

- Phạt vi phạm theo HD: do các bên quy định cả về điều kiện phạt và mức phạt, trừ TH pháp luật quy định khác

- Nếu ko thỏa thuận trc việc bồi thường mà chỉ thỏa thuận phạt vi phạm => phạt vi phạm. Nếu thỏa thuận trc vừa phạt vi phạm vừa bồi thường => gánh chịu cả 2 hình thức.

- Điều kiên áp dụng: do các bên thỏa thuận trong HD: sự kiện để phạt vi phạm và mức phạt, 1 bên vi phạm điều khoản phat vi phạm xác định trong HD, bên vi phạm có lỗi

- Mức phạt: ko căn cứ vào thiệt hại thực tế, do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật

· Miễn trách nhiệm do vi phạm HD: Do sự kiện bất khả kháng, hoàn toàn do lỗi của bên có quyền, do thỏa thuận điều khoản loại trừ trách nhiệm

· PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG:

- HD là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất kinh doanh, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các thỏa thuận khác coi mục đích kinh doanh với sự qui định rõ rang quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

- HD có hiệu lực khi: phải dc ký kết giữa cá bên pháp nhân-pháp nhân, pháp nhân-cá nhân có đăng ký kinh doanh theo pháp luật, dc đăng ký theo nguyên tắc tự nguyện theo thỏa thuận giữa các bên, ko có sự áp đặt, dc đăng ký theo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, nội dung hợp đồng phải thể hiện sự bình đẳng giữa quyền và nghĩa vụ, đảm bảo cho cá bên cùng có lợi, ko dc 1 bên dc hưởng quyên còn bên kia làm nghĩa vụ, HD dc đăng ký theo nguyên tắc chịu trách nhiệm tài sản và ko trái pháp luật, phải tự mình gánh vác trách nhiệm về TS như phạt HD, bồi thường HD, các cơ quan kinh tế cấp trên khác ko đứng ra nhận trách nhiệm này.

· Giao kết hợp đồng:

- Ủy quyền thường xuyên: đối tượng dc ủy quyền thường xuyên là cấp phó hay ng quản lý đơn vị kinh tế, văn bản ủy quyền thường xuyên chỉ cần xuất trình khi ký kết. Ng dc ủy quyền phải chịu trách nhiệm về hành vi của ng dc ủy quyền cũng như hành vi của mình, phải hành động trong phạm vi dc ủy quyền và ko ủy quyền cho ng thứ 3, Đối với HD ký kết gián tiếp thì ko dc ủy quyền ký kết.

- Hình thức ký kết: Trực tiếp và gián tiếp: Trực tiếp là các bên gặp nhau bàn bạc thảo luận các điều kiện thống nhất, sau đó cùng ký vào HD, loại HD này phát huy hiệu lực tức thời ngay khi đặt bút ký. Gián tiếp là thông qua các tài liệu giao dịch như công văn, điện báo.

- Biện pháp đảm bảo tài sản: thế chấp TS là việc dùng số bất động sản hay bất kỳ tài sản nào khác thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo cho HD đã ký kết, việc thế chấp phải dc lập thành văn bản có công chứng và ng giữ TS thế chấp phải đảm bảo giữ nguyên giá trị của tài sản trong thời gian thế chấp còn hiệu lực. Cầm cố TS là việc trao đổi TS thuộc quyền sở hữu của mình chon g cùng quan hệ HD giữ để làm tin và đảm bảo TS khi có vi phạm HD, cũng phải lập thành công văn công chứng và đảm bào giữ nguyên giá trị trong thời gianc òn hiệu lực. Bảo lãnh TS là sự bảo đảm bằng TS thuộc quyền sở hữu của ng nhận bảo lãnh để đảm bảo TS chon g dc bảo lãnh khi ng này vi phạm HD. Số TS này tương đương với giá trị của HD, cũng phải lập thành văn bản có công chứng và ngân hàng có ng bảo lãnh giao dịch xác nhận.

· HD vô hiệu:

- Vô hiệu toàn bộ khi có 1 torng 3 Trường hợp sau:

a.Nội dung HD trái pháp luật

Ø Điều khoản thường lệ: nếu các bên ko ghi vào HD thì coi như đã mặc định chấp nhận phải thưc hiện, nhưng nếu ghi vào HD thì ko dc trái pháp luật

Ø Điều khoản tùy nghi: là các điều khoản mà PL chưa quy định nhưng cho phép các bên ghi thêm nhưng phải cụ thể vào HD

Ø Điều khoản chủ yếu: bất kỳ HD nào cũng phải có nếu ko HD sẽ ko có giá trị.

b. Ko bảo đảm tư cách chủ thể:

- Đối với pháp nhân: ng ký kết HD phải là đại diện hợp pháp của pháp nhân

- Dối với cá nhân đăng ký kinh doanh: ng kỳ HD phải là ng đứng tên chủ thể KDoanh.

- Đối với tổ chức nc ngoài ở VN: ng kỳ HD phải dc tổ chức đó ủy nhiệm bằng VB,

c. Thẩm quyền ký kết HD ko đúng hoặc ng ký kết có hành vi lừa đảo

· Các loại HD:

1, HD mua bán hàng hóa: Theo khoản 8 điều 3, HDMBHH là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và chuey6n3 quyền sở hữu theo thỏa thuận

2. HD cung ứng DV: Là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó, bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho 1 bên khác và nhận thanh toán. Bên sử dụng DV có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng và sử dụng DV theo theo thuận

3. Xúc tiến thương mại: Là Hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hang hóa và cung ứng DV bao gồm: khuyến mãi, quảng cáo, tr7ng bày, giới thiệu hàng hóa, DV và hội chợ, triển lãm thương mại.

4. Các hoạt động trung gian thương mại: là cac 1hoat5 động của thương nhân để thực hiện các gia dịch thương mại cho 1 hoặc 1 số thương nhân dc xác định. Bao gồm: hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại.

Pha san DN, ss giai the va pha san, pb ct TNHH và ct co phan, s sDN tu nhan va cty, SS DN nhà nước và Cty,phân biệt DNNN và DN
Chương 5 : phá sản doanh nghiệp


Định nghĩa phá sản : điều 3 luật PS 2004 :” Doanh nghiệp, HTX bị coi là lâm vào tình trạng PS khi ko có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu” ( tham khảo : luật Ps đảm bảo khả năng trả nợ cho chủ nợ của các con nợ, tạo dkien để phục hồi DN, HTX khi rơi vào khả năng Ps. Trên thực tế là phải chấm dứt hoạt động của DN )

Đặc điểm : Dấu hiệu của Ps là mất khả năng thanh toán nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu ; Thủ tục Ps là thủ tục đòi nợ tập thể được thực hiện bởi cơ quan nhân doanh quyền tư pháp của nhà nước, đó là tòa án nhân dân; Thủ tục giải quyết tuyên bố PS được thực hiện theo trình tự pháp lý và với những nội dung đắc biệt : về hình thức pháp lý – về nội dung – về hậu quả pháp lý . ( tham khảo : DN, HTX lâm vào tình trạng Ps chỉ bị Ps trên thực tế sau khi có quyết định tuyên bố Ps)

Phân loại :

Căn cú vào nguyên nhân gây ra ps : ps trung thực và ps gian trá ( mượn thủ tục ps để câu dài thời gian tìm cách trả nợ )

Căn cứ vào cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ ps : ps tự nguyện và ps bắt buộc.

Căn cứ vào đối tượng ps : ps doanh nghiệp và ps HTXa.

Trình tự thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố ps DN :

1. Nộp đơn yêu cầu giải quyết tuyên bố ps Dn

2. thụ lý đơn ycau giải quyết tuyên bố ps DN

3. Mở thủ tục và giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản Dn

4. Hội nghị chủ nợ

5. thủ tục phục hồi kinh doanh

6. thanh lý tài sản các khoản nợ

7. tuyên bố phá sản

Thụ lý đơn yc mở thủ tục ps =>( khoản 2 điều 28)=> tòa án có thể triệu tập phiên họp xem xét đánh giá các căn cứ chứng minh cho việc DN, HTx đã lâm vào tình trạng ps hay chưa=> quyết định mở hay không mở thủ tục ps( trong vòng 30 ngày ) => tòa án xem xét, phân tích tình trạng tài chính và khả năng phục hồi của DN, HTX=> quyết định thủ tục : phục hồi hoạt động kinh doanh, hay thanh lý tài sản, hay tuyên bố ps.

Nộp đơn yêu cầu ps:

1. Người có quyền nộp đơn yc : chủ nợ, người Lđ, các cổ đông trong công ty cổ phần, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

2. người có nghĩa vụ nộp đơn yc : con nợ, chủ DN hoặc đại diện theo pháp luật của DN, HTX

Chủ nợ ( điều 13 luật ps 2004 )

1. Chủ nợ không đảm bảo : là chủ nợ mà khoản nợ của họ không dc đảm bảo bằng tài sản of DN, HTX hoặc của ng thứ 3 ( khoản 1 điều 6 luật HTX 2004 )

2. chủ nợ có đảm bảo một phần là chủ nợ mà khoản nợ của họ đc đảm bảo bằng tài sản of DN, HTx hoạc của người thứ 3 nhưng tài sản bảo đảm đó lại có giá trị ít hơn khoản nợ đc đảm bảo.

Người lao động:

1. Điều 14 luật ps 2004 : Quyền nộp đơn yc mở thủ tục ps khi họ không được trả lương cũng như các khoản nợ khác và họ nhận thấy rằng DN, HTX đã thực sự lâm vào tình trạng ps

2. Việc nộp đơn yc mở thủ tục ps của ng ld đc thực hiện thong qua đại diện công đoàn hoặc đại diện ng ld trong trường hợp ko có công đoàn.

3. cho phép nộp đơn yc mở thủ tục ps ko phải nộp tạm ứng phí ps . Địa vị pháp lý giống như chủ nợ ko có tài sản đảm bảo.

Con nợ:

1. Có nghĩa vụ nộp đơn yc Tòa án giải quyết ps đối với chính mình trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày nhận thấy mình lâm vào tình trạng ps

2. khi nộp đơn phải nộp kèm theo giấy tờ cần thiết theo quy định của pluat( khoản 4 điều 5 luật ps 2004) và theo yc của tòa án.

Lưu ý : điều 20 : trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ mà nhận thấy DN, HTx đã lâm vào tình trạng ps thì tòa án, viện kiểm soát, thanh tra nhà nước hoặc cơ quan quyết dịnh thành lập Dn mà ko phải là chủ sở hữu nhà nước của DN có nhiệm vụ thong báo bằng văn bản cho những ng có quyền nộp đơn biết để họ xem xét việc nộp đơn



Thụ lý đơn yêu cầu giải quyết tuyên bố ps Dn : Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc cấp tình nơi dn, HTX đăng kí kinh doanh có thẩm quyefn thụ lý đơn và tiến hành thủ tục ps kể từ ngày người nộp đơn xuất trình biên lai nộp tiền tạm úng phí ps hoặc ngày nhận đc đơn trong trường hợp người nộp đơn ko phải nộp tiền tạm ứng phí ps và thong báo cho dn, HTx biết. ( lưu ý : kể từ ngày thụ lý đơn, các yc thực hiện về tài sản đối với DN, HTX phải tạm đình chỉ )

Diều 24 luật HTX 2004 “ TÁn ra quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục ps “

- Người nộp đơn ko nộp tiền tạm ứng phí p strong thời hạn do Tán ấn định, trừ trường hợp ko phải nộp tạm ứng phí ps

- Ng nộp đơn ko có quyền yc tuyên bố ps

- Đã có Tán khác mở thủ tục ps đối với DN, HTX lâm vào tình trạng ps

- Có căn cứ rõ ràng cho thấy, việc nộp đon yc mở thủ tục ps là có chủ ý xấu.

- DN, HTX đã chứng minh được rằng mình không lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn



Mở thủ tục và giải quyết yêu cầu tuyên bố ps DN

1 Tổ quản lý, thanh lý tsan :

- Một chấp hành viên của cơ quant hi hành án cung cấp 1 cán bộ của Tán, 1 đại diện chủ nợ, 1 đại diện họp pháp của DN, HTX bị mở thủ tục ps. Trường họp cần thiết có thể có đại diện công đoàn, đại diện ng lao động, các cơ quan chyên môn tùy sự xem xét, quyết định của TA.

- Nhiệm vụ và quyền hạn làm nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản của DN, Htx lâm vào tình trạng ps ( điều 10 – 11 luật ps 2004 )

- Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản phải thực hiện ngay việc đăng ký giao dịch bảo đảm nếu DN, HTX lâm vào tình trạng ps cho ng khác vay tài sản có đảm bảo phải đăng ký theo qui định của PL nhưng chưa đăng ký ( điều 54 L ps )



2. Quyền đòi nợ và nghĩa vụ gửi giáy đòi nợ đến TA có thẩm quyền :

- Các chủ nợ phải đồng loạt gủi giấy đòi nợ kèm các tài liệu chứng cứ kèm các khoản nợ đén TA trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định của TA mở thủ tục ps. Trừ trường hợp bất khả kháng hoạc trở ngại khách quan.

- Trừ trường hợp nhiều DN, HTX có nghĩa vụ kiên đới về một khoản nợ mà một hoặc tất cả DN, HTX đó lâm vào tình trạng ps, chủ nợ có thể đòi bất cứ DN, HTX nào trong số đó thực hiện trả nợ theo quy định of pl

- Ng bảo lãnh ps, ng đc bảo lãnh : trường hợp ng dc bảo lãnh hoạc cả 2 cùng bị ps thì ng bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ về tsan đối với ng nhận bảo lãnh.



3. Hoạt động kinh doanh của DN, HTX sau khi có quyết định mở thủ tục ps :

- Tiếp tục duy trì hoạt đôg kinh doanh bình thường nhưng phải chịu sự kiểm tra, giám sát của thẩm phán và tổ quản lý tài sản

- Nghiêm cấm thực hiện một số hoạt động hoặc trước khi thực hiện phải có sự đồng ý bằng văn bản của thẩm phán ( dieu 31 l ps 2004)

- DN, HTX ps phải kiểm kê toàn bộ tsan theo bản kê chi tiết đã nộp cho Tan và xác định trị giá các tài sản đó theo giá thị trường tại thời điểm kiểm kê trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận dc quyết định mở thủ tục ps .



4. Áp dụng các biện pháp khẩn cấp, tạm thời

- Cho bán những hàng hóa hư hỏng, hh sắp hết hạn sd or khó có khả năng tiêu thụ nếu ko bán đúng thời điểm.

- Kê biên, niêm phong tài sản . Phong tỏa tài khoản của DN, HTX tại ngân hàng .

- Niêm phong kho, quỹ, lưu giũ và quản lý sổ kê toán tài liệu của DN, HTX.

- Cấm hoặc buộc DN, HTx, cá nhân tổ chức khác có lien quan thực hiện một số hanh vi nhất định

Lưu ý : chỉ dc thẩm phán quyết đinh áp dụng đối với Dn, Htx bị mở thu tục ps, ko áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có lien quan.



5. Giao dịch của DN, HTx bị tuyên bố vô hiệu

- đối với các DN. HTX lâm vào tình trạng ps đc thực hiện trong khoảng tg 3 tháng trc ngày tòa án thụ lý đơn yc mở thủ tục ps theo yc của chủ nợ ko có đảm bảo tổ quản lý và thanh lý tài sản.

- Tặng cho động sản, bất động san cho ng khác.

- Thanh toán họp đồng song vụ trong đó phần nghĩa vụ của DN, HTX rõ ràng là lớn hơn phần nghĩa vụ của bên kia.

- Thực hiện việc thế chấp, cầm cố tài sản đối với cac khoản nợ, hoặc các giao dịch khác nhằm mục đích tẩu tán tài sản.



6. Đình chỉ thực hiện HĐong đang có hiệu lực và đang dc thực hiện or chưa thực hiện

- Theo yc của chủ nợ, tô trưởng tổ quản lý thanh lý DN, HTX lâm vào ps nếu xét thấy có lợi hơn cho DN, HTX

- Tài san mà DN, HTX bị lâm vào tình trạng ps nhận dc từ họp đồng vẫn tồn tại trong khối ts của DN, HTX đó thì bên kia cua HĐ có quyền đòi lại. Nếu ts đó ko còn thì bên kia của HĐ có quyền như một chủ nợ ko có đảm bảo.

Lưu ý : các thiệt hại tạm tính mà DN, HTx phải gánh chịu nếu đơn pương đình chỉ thực hiện HĐ nhỏ hơn các thiệt hại tạm tính ( các khoản lỗ thiệt hại ) mà DN


7. Đình chỉ thi hành án dân sự, đình chỉ giải quyết vụ án và giải quyết vụ án bị đình chỉ trong thủ tục ps

- Ng đc thi hành có quyền nộp đơn cho TA yc đc thanh toán trong khối ts của DN, HTX như một chủ nợ ko có đảm bảo or chủ nợ có đảm bảo nếu có bản án, quyết đinh của TA đã có hiệu lực pl kê biên ts để đảm bảo thi hành án.

- TA ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án có lien quan phải chuyển hồ sơ vụ án đó cho TA đang tiến hành thủ tục ps giải quyết.



Hội nghị chủ nợ

- Các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ do tổ quản lý, thanh lý ts lập or ủy quyền bằng văn bản cho ng khác tham gia

- Đại diện cho ng ld, đại diện công đoàn do ng ld ủy quyền

- Ng bảo lãnh sau khi trả nợ thay cho DN, HTX lâm vào tình trạng ps, chủ nợ ko có dảm bảo.

- Những ng nộp đơn yc mở thủ tục ps có nghĩa vụ tham gia hội nghị chủ nợ.

Điều kiện :

- Quá nửa số chủ nợ ko có bảo đảm đại diện cho ít nhất 2/3 tổng số nợ ko có bảo đảm tham dự.

- Có sự tham gia của ng có nghĩa vụ tham gia hội nghị chủ nợ.



Phục hồi kinh doanh :

- Căn cứ vào quyết dinh của hội nghị chủ nợ đống ý với các giải pháp tổ chức lại hđ kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ mà DN, HTX đề xuất.

- Hội nghị chủ nợ thong qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX or bất kì chủ nợ, ng nhận nghĩa vụ phục hồi đệ trinh và đc thẩm phán ra quyết định công nhận



Thanh lý tài sản

- Kinh doanh thua lỗ đã dc nhà nc áp dụng biện pháp đặc biệt đẻ phục hồi nhưng vẫn ko phục hồi và không thanh toán đc các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu. Áp dụng ngay mà không cần triệu tập hội nghị chủ nợ để áp dụng thủ tục phục hồi.

- Trong quá trình áp dụng thủ tục phục hồi thực hiện ko đúng hay ko thực hiên phương án phục hồi hoạt động kih doanh

- Hội nghị chủ nợ ko thành hoac ko xây dựng dc pương án phục hồi or trường hợp hội nghị chủ nợ ko thong qua phương án phục hồi



Tài sản và thứ tự phân chia

A. Tài sản của doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng ps.

- Tài sản và các quyền ts có vào thời điểm tòa án thụ lý đơn yc mở thủ tục ps

- Các khoản lợi nhuận ts và các quyền ts sẽ có do việc thực hiên các giao dịch dc xác lâp trc khi TA thụ lý đơn yc

- Ts là vật đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của DN, HTX

- Giá quyền sử dụng đất of DN, HTX dc xác định theo qui định của pl về đất đai.

- Ts của DN tự nhân, cty hợp danh

- Tài sản dc thu hồi từ các giao dịch của DN, HTX bị coi là vô hiệu



B. Thứ tự xử lý các khoản nợ có đảm bảo bằng ts đảm bảo

- Ưu tiên thanh toán với các khoản nợ dc đảm bảo bằng ts thuế chấp or cầm cố dc xác lập trc khi TA thu lý đơn yc mở thủ tục ps

- Nếu giá trị ts thế chấp, cầm cố ko đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ dc thanh toán trong quá trình thanh lý ts

- Nếu lớn hơn số nợ thì phần chênh lẹch dc nhập vào giá trị phần tài sản còn lại

- Đối với các khoản nợ chưa đến hạn vào thời điểm mở thủ tục thanh lý dc xử lý như các khoản nợ đến hạn nhưng ko dc tính lãi đối với thời gian chưa đến hạn



C. Thứ tự phân chia ts còn lại của DN, HTX bị ps

- Phí ps

- Các khoản nợ. lương trọ cấp thôi việc, bảo hiểm XH theo qui định của pl và các quyền lợi khác theo thỏa ước ld tập thể và HĐ lđ đã ký kết

- Các khoản nợ ko có đảm bảo phải tra cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá trị ts đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều đc thanh toán đủ số nợ của mình. Nếu ko đủ thì chỉ đc thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỉ lê tương ứng



Tuyên bố ps

- sau khi mở thủ tuc ps, xác định DN, HTX ko còn ts để nộp tiền tạm ứng phí ps or ts còn lại ko đủ để thanh toán phí ps . TA tuyên bố ps ngay mà ko cần tiến hành bất cứ một thủ tục nào khác

- Sau khi kết thúc thủ tục thanh lý ts TA sẻ ra quyết định tuyên bố ps

Lưu ý : tuyên bố ps => chấm dứt hđ kinh doanh of DN,HTX

Ng quản lý, điều hành DN, HTX bị tuyên bố ps bị cấm thành lập quản lý DN, HTX khác trong thời hạn nhất định từ một đén 3 năm kể từ ngày tuyên bố ps . Trừ trường hợp tuyên bố ps vì lí do bất khả kháng.



1. so sánh giải thể và ps DN, cty

- Giống : chấm dứt hoạt động, tư cách pháp lý của DNtheo thủ tục pl qui định ; đều phải có những chứng cứ làm ăn thua lỗ, ko hiệu quả kéo dài ; Có tiến hành thanh lý ts, giải quyết nợ nần ưu tiên cho ng ld

Khác :

Giải thể:

Có lý do xin giải thể rộng, nhìu hơn

a. DN nhà nước :

- Hết hạn hoat động mà ko xin gia hạn

- Kinh doanh thua lỗ kéo dài nhưng chưa lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đen hạn

- Ko thực hiện đc các nhiệm vụ do NNuoc giao sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết

- Việc tiếp tục duy trì DN là ko cần thiết

b. Công ty

- Kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong điều lệ cty

- Công ty đã hoàn thành các mục tiêu đã đề ra

- Ko thể thực hiên mục tiêu or ko có lời

- Công ty bị thua lỗ nhìu

- Có yc chính đánh của nhóm thành viên đại diện cho 2/3 số vốn điều lệ

-Thẩm quyền giải quyết : theo trình tự thủ tục hành chính các nào ra quyết định thành lập thì cấp đó ra quyết dịnh giải thể

- Đơn vị bị giải thể phải bị xóa tên

- Khi đơn vị bị giải thể các lãnh đạo vẫn có thể tham gia lãnh đạo với đơn vị khác

Phá sản:

- Lý do xin ps hẹp hơn : chỉ tuyên bố ps khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn

- Thẩm quyền giải quyết : TA kinh tế theo trình tự tư pháp

- Đơn vị ps ko nhất thiết phải bị xóa tên mà qua đấu giá, thanh lý vẫn có thể giũ tên của mình chuyển sang chủ mới

- Khi đơn vị ps, các lãnh đạo ko đc tham gia quản lý các đơn vị khác trong thời gian nhất định theo qui định của pl

2. Phân biệt ct TNHH và cty cổ phần

a. Khái niệm

- Cty TNHH là loại hình cty đối vốn ít nhất 2 thành viên tham gia. Các thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của cty trong phạm vi phần vốn góp của mình

- Cti cổ phần là công ty đối vốn có ít nhất 7 thành viên tham gia trong suốt quá trình hoạt động . Mỗi thành viên có các cổ phiếu trong cty và phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của cong ty trong phạm vi giá trị nhưng cổ phần mà mình có

b. giống nhau

- đều là loại hình cty đối vốn, có tư cách pháp nhân và kế toán độc lập

- đều là sự lien kết vốn của nhìu ng nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời

- các thành viên góp vốn cùng hưởng lãi chịu lỗ tương ứng với phần góp vốn, các thành viên chỉ chịu TNHH về các khoản nợ của công ty

- có thể chuyền nhượng vốn tự do

- các trình tự thành lập, giải thể, ps giống nhau

Khác nhau:

CT TNHH:

- Trọng nhân

- Số thanh viên : 2 trỏ lên

- Hình thức góp vốn : điều lệ do các thành viên đóng góp, ko nhất thiết bằng nhau

- Ko đc phát hành các loại chứng khoán nào

- Việc góp vốn : đc chuyển nhượng phần góp cho nhau. Nếu chuyển nhượng cho ng ngoài thì phải dc sự nhất trí của nhóm thành viên đại diện cho ít nhất ¾ số vốn điều lệ của cty

- Về tổ chức bộ máy hoạt động nếu có 2 thành viên thì sau khi thành lập phải họp lại định giá phần góp vốn thong qua điều lệ, phân công nghiệp vụ cho các thành viên, cử hoặc thuê giám đốc điuề hành

- Nếu có tên thành viên thì tổ chức bộ máy hoạt động như ct cổ phần

CT CO PHAN:

- Trọng nhân

- Số thanh viên : 2 trỏ lên

- Hình thức góp vốn : điều lệ do các thành viên đóng góp, ko nhất thiết bằng nhau

- Ko đc phát hành các loại chứng khoán nào

- Việc góp vốn : đc chuyển nhượng phần góp cho nhau. Nếu chuyển nhượng cho ng ngoài thì phải dc sự nhất trí của nhóm thành viên đại diện cho ít nhất ¾ số vốn điều lệ của cty

- Về tổ chức bộ máy hoạt động nếu có 2 thành viên thì sau khi thành lập phải họp lại định giá phần góp vốn thong qua điều lệ, phân công nghiệp vụ cho các thành viên, cử hoặc thuê giám đốc điuề hành

- Nếu có tên thành viên thì tổ chức bộ máy hoạt động như ct cổ phần

3. So sánh DN tư nhân, Cty

a. Giống :

- đều là DN kinh doanh kiếm lời

- vốn dựa vào kinh doanh ban đầu ( DNTN : vốn đầu tư ban đâu ; Cty : vốn điều lệ) phải lớn hơn vốn pháp định

- chỉ đc phép hoạt đọng từ khi đc ghi tên vào sổ đang ký kinh doanh và đc cấp giảy phép

- đều có quyền tự do kinh doanh

- có các nghĩa vụ giống nhau

+ KD đúng ngành ghề trong giấy phép

+ Ưu tiên sử dụng lđ trong nc, chấp hành các luật về lđ

+ Bảo đảm chất lg hàng hóa theo tiêu chuẩn đăng kí

+ Tuân thủ qui định của nhà nước về môi trường, di tích, an ninh

+ Ghi chép, kế toán theo qui đinh của Pl và chịu sự kiểm tra của sở tài chính

+ Nộp thuế, thực hiện các nghĩa vụ khác theo qui định của pl

- Ngoài các ngành nghề mà pl cấm, có một số ngành bị hạn chế ( phải xin phép ) : Thuốc nổ, hóa chất độc, điện, nước…

b. Khác nhau:

DNTN:

- Do 1 cá nhân bỏ vốn thành lập và làm chủ

- TS DNTN là ts chủ DNTN, bản thân DNTN ko có ts riêng

- Chủ DN hưởng toàn bộ lợi nhuận DNTN mang lại, chịu trách nhiệm bằng tất cả ts củ mình về các khoản nợ của DNTN

- Ko có tư cách pháp nhân

- Chủ DNTN có quyền sở hữu (cả 3 quyền) giải thể, cho thuê, sáp nhập DN của mình

- Chỉ ddc quyền vay vốn, ko đc quyền huy đọng vốn bằng phát hành chứng khoán

CTY:

- Do nhiều người thành lập và lien kết ( TNHH : 2, cty : 7 ng trở lên )

- Ts công ty theo chế đo sở hữu chung theo phần mỗi ng tương ứng vốn mình góp

- Các thành viên cùng chia sẻ lãi lỗ của cty tính trên phần vốn góp của mình

- Các thành viên chỉ có quyền chuyển nhượng phải góp vốn của mình cho ng khác theo những điều kiện nhất đinh

- Các vấn đề khác phải thong qua bộ máy tổ chức

- Có thể kêu gọi thành viên góp them vốn

- Công ty cổ phần có thể phát hành chứng khoán

- Có nghĩa vụ trách 5% lãi hằng năm vào dự trũ bắt buộc đến khi quí này bằng 10% vốn điều lệ

4. SS DN nhà nước và Cty

a. Giống :

- Ddeuf là các DN có tư cách pháp nhân và hoạt đọng kiếm lời , TNHH về các khoản nợ của DN, vốn ĐLe lớn hơn vốn pháp định

- Đều có tên gọi, con dấu riêng, đều có trụ sở chính tại VN

- Chỉ đc phép hoạt đọng và có tư cách pháp nhân kể từ ngày dc cấp giấy phép

- Dều bình đẳng, tự do kinh doanh trong PL qui định ( lựa chọn KH, thị trường giá, tuyển LĐ…)

- Dều phải tuân những qui định pl

- Có cùng tính chất chứng cứ giải thể

b. Khac nhau :

DN nhà nước:

- đo nhà nc thành lập, tổ chức quản lý với tư cách chủ sở hữu. Vốn do nhà nc cấp

- NNc thực hiện thống nhất các quyền chủ sở hữu đối với DNNN, tài sản DNNN và bộ phận of ts NN

- Ko đc huy đôg vốn nào mà dẫn đên thay đổi chủ sở hữu

- Ko đc phát hành cổ phiếu

- Giũ vai trò chủ đạo then chốt trong nền ktxh

- Đc hưởng các chế độ trọ cấp, trợ giá, ưu đãi của nhà nước khi hđ trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, công ích..

CTY:

Do nhìu thành viên lien kết vốn. Số thành viên 2-7 ng trở lên

Ts cty theo chế độ chủ sở hữu cty cổ phần. Các thành viên sở hữu 1 phần cty theo phần vốn góp của mình góp vào có nhìu hình thúc sở hữu khác nhau

Đc phát hành chứng khoán ( cty cor phần )

5 . phân biệt DNNN và DN tu nhân

a. Giống :

- Đều là DN kinh doanh kiếm lời

- có thể lựa chọn hình thức huy động vốn nhưng ko làm thay đổi hình thức sử dụng, ko đc bán cổ phiếu

- Vốn dựa vào kinh doanh ban đầu ko thấp hơn vôn pháp định

Sự dụng lợi nhuận lập quĩ dự trữ

- Bình đẳng , tự do kinh doanh trong khuôn khỏ PL

c. khác

DNNN:

- do nhà nước bỏ vốn thành lập, tổ chức, quản lý. Hoạt đọng kinh doanh theo công ích

- có tư cách pháp nhân

- chịu TNHH trong phạm vi số vốn nhà nước giao

- nếu phá sản, thanh oán hết nợ thì phần còn lại nộp ngân sách

- NN trực tiếp quản lý, tổ chức

- Lãnh đạo phải có trình độ

- Quyền sở hữu DNNN do nhà nc quyết đinh

DNTN:

- Do 1 ng đứng ra làm chủ, tự bỏ vốn kinh doanh kiếm lãi

- Ko co tư cách pháp nhân

- Chịu trách nhiệm vôp hạn bằng toàn bộ tài sản của chủ DN

- Nếu phá sản, thanh toán hết nợ nần, còn lại trả chủ DN

- Tự quản lí theo đúng PL

- Chủ DN có thể ko có trình đọ, thuê ng lãnh đạo nhưng chịu mọi trách nhiệm với tư cách chủ DN

- Chủ DN có quyền bán, cho thuê, chuyển nhượng DN